MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Giáo viên dạy nghề cho học viên trường nghề. Ảnh: Hoa Lê

7 tiêu chuẩn của giáo viên dạy sơ cấp giáo dục nghề nghiệp

Hoàng Quang LDO | 14/04/2023 14:51

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến về Dự thảo “Thông tư quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp”, trong đó quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp giáo dục nghề nghiệp.

- Phạm vi điều chỉnh của thông tư trên quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp và hướng dẫn sử dụng chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ để đánh giá, xếp loại nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

Đối tượng áp dụng: Thông tư áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

Không áp dụng đối với nhà giáo giảng dạy nhóm ngành đào tạo giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo; nhà giáo giảng dạy chương trình giáo dục trung học phổ thông trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

-  Chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp giáo dục nghề nghiệp:

 + Tiêu chí 1 về trình độ đào tạo:

Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc trung cấp trở lên, phù hợp với nghề giảng dạy hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp phù hợp với nghề giảng dạy.

Nếu không có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp phù hợp với nghề giảng dạy thì phải có một trong các minh chứng về trình độ kỹ năng nghề phù hợp với nghề giảng dạy sau: Chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật; Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1;

Chứng nhận nghệ nhân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chứng nhận bậc thợ 3/7 hoặc 2/6; hoặc các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận tương đương trở lên.

+ Tiêu chí 2 về năng lực sử dụng ngoại ngữ:

Có năng lực sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo yêu cầu vị trí việc làm được quy định tại Đề án vị trí việc làm do cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

+Tiêu chí 3 về năng lực ứng dụng công nghệ thông tin:

Có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo yêu cầu vị trí việc làm được quy định tại Đề án vị trí việc làm do cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

+ Tiêu chí 4 về trình độ nghiệp vụ sư phạm:

Có một trong các minh chứng về trình độ nghiệp vụ sư phạm sau: Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ sơ cấp; Chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ sơ cấp nghề; Chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm bậc 1 hoặc các văn bằng, chứng chỉ tương đương trở lên.

+ Tiêu chí 5 về tổ chức hoạt động giảng dạy:

1. Lập được kế hoạch giảng dạy và xây dựng giáo án của mô-đun được phân công giảng dạy.

2. Thực hiện các giờ dạy lý thuyết, thực hành, tích hợp theo quy định.

3. Sử dụng được các phương tiện, thiết bị dạy học liên quan đến mô-đun được phân công giảng dạy.

4. Vận dụng được một số phương pháp sư phạm phù hợp trong tổ chức dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động học tập của người học.

5. Thực hiện việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp thông qua việc giảng dạy mô-đun theo kế hoạch đã xây dựng.

6. Quản lý được thông tin liên quan đến người học trong quá trình giảng dạy.

7. Giám sát được việc học tập, rèn luyện của người học theo kế hoạch đã xây dựng.

8. Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá người học một cách toàn diện, chính xác, mang tính giáo dục và đúng quy định.

9. Thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng, bảo quản, lưu trữ biểu mẫu, sổ sách, hồ sơ dạy học theo quy định.

+ Tiêu chí 6 về học tập, bồi dưỡng nâng cao:

1. Tham gia dự giờ hoặc chủ trì báo cáo sinh hoạt chuyên môn trong năm học.

2. Tham gia thực tập tại doanh nghiệp hằng năm theo quy định.

3. Thường xuyên tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, công nghệ mới, chuyển đổi số, phương pháp giảng dạy trong năm học.

4. Tham gia các kỳ thi hoặc cuộc thi hoặc hội thi hoặc hội giảng từ cấp cơ sở trở lên.

+ Tiêu chí 7 về phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học:

1. Tham gia hướng dẫn thực tập cho người học kết hợp với thực tiễn nghề nghiệp trong năm học.

2. Tham gia bồi dưỡng nâng cao, luyện tay nghề người học hoặc nhà giáo đi thi kỳ thi kỹ năng nghề hoặc cuộc thi, hội thi hoặc hội giảng từ cấp cơ sở trở lên.

3. Làm căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách để chuẩn hóa và phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp;

Lựa chọn, sử dụng đội ngũ nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

4. Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa và phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn