MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Trung tá Phạm Thanh Tâm – Phó đội trưởng Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực số 2 - với các phương tiện bên trong một xe chữa cháy. Ảnh: Quế Chi

90 giây của lính cứu hỏa và những lần bật dậy “như tôm” lúc nửa đêm

Quế Chi LDO | 17/09/2023 13:55

Đang ngủ say trong đêm, nhưng chỉ cần có lệnh xuất quân từ bộ đàm, lính cứu hỏa bật dậy “như con tôm”, mặc đồ bảo hộ cá nhân để kịp thời đi chữa cháy, cứu nạn cứu hộ. Thời gian từ khi có lệnh đến khi ngồi lên xe cứu hỏa không được quá 90 giây.

Cứu hỏa là một nghề nguy hiểm. Những người làm nghề này tìm cách cách lao vào nơi mà những người khác đang cố gắng thoát ra ngoài. Nhiều người chỉ biết đến những chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy khi có vụ hỏa hoạn - như vụ cháy chung cư mini vừa qua - xảy ra; ít khi biết được hàng ngày họ phải trải qua huấn luyện vất vả ra sao.

Để hiểu được một ngày của lính cứu hỏa diễn ra như thế nào, phóng viên Báo Lao Động đã trò chuyện với Trung tá Phạm Thanh Tâm – Phó đội trưởng Đội Chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực số 2, Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an Thành phố Hà Nội.

Trung tá Tâm - với gương mặt đen sạm, dạn dày – cho biết, một ngày của lính cứu hỏa bắt đầu từ 5h30. Đây là lúc các chiến sĩ thức dậy để tập thể dục (khởi động, chạy).

Sau đó, các chiến sĩ đi vệ sinh cá nhân, vệ sinh khu vực chung, ăn sáng. Đến 8h sẽ bàn giao ca trực của ngày hôm trước cho ngày hôm sau; chuẩn bị phương tiện từ đồ bảo hộ cá nhân đến phương tiện trên xe cứu hỏa.

Trên xe có rất nhiều phương tiện khác nhau, nên các chiến sĩ phải mất khá nhiều thời gian mới có thể nhận biết, từ đó có thể tìm được đồ phù hợp một cách nhanh nhất trong tình huống chữa cháy hay cứu nạn cứu hộ.

“Việc chuẩn bị rất quan trọng, vì từ khi có lệnh điều động đến lúc xe chữa cháy ra khỏi cổng chỉ được diễn ra trong vòng 90 giây” – Trung tá Tâm cho hay.

Tiếp theo, các chiến sĩ sẽ tiến hành tập luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ. Đến khoảng 11h họ sẽ dừng tập luyện để ăn trưa, nghỉ ngơi.

This browser does not support the video element.

Chiến sĩ nghĩa vụ Dương Văn Quân thuộc Đội Chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực số 2 luyện tập mặc đồ bảo hộ cá nhân trong thời gian nhanh nhất có thể. Thực hiện: Quế Chi

Buổi chiều, sau khi nghỉ ngơi, lính cứu hỏa sẽ vệ sinh khu vực, rồi lại tiếp tục luyện tập những bài tập đòi hỏi sự dẻo dai rất lớn. Từ 16-19h là quãng thời gian các chiến sĩ chơi thể thao. Sau khi ăn tối, mọi người sẽ được nghỉ ngơi, sinh hoạt cá nhân như đọc báo, xem phim…

Đối với việc trực, Trung tá Tâm cho hay, cán bộ chữa cháy chuyên nghiệp sẽ trực 1 ngày, nghỉ 1 ngày; chiến sĩ nghĩa vụ được nghỉ không quá 2 ngày chủ nhật trong tháng. Những ngày trực, lính cứu hỏa phải túc trực 24/24giờ ở đơn vị.

“Ban đêm, khi đang ngủ, chỉ cần có tín hiệu của bộ đàm báo báo lệnh xuất quân là cả đội tỉnh ngay, chiến sĩ nào cũng bật dậy “như con tôm”, nhanh chóng lấy đồ bảo hộ cá nhân gồm giày, găng tay, quần áo, bình khí, mặt nạ dưỡng khí, mũ bảo hiểm… " - Trung tá Tâm cho hay.

Vẫn theo lính cứu hỏa kỳ cựu này, nếu chiến sĩ nào mà không hoàn thành các việc trên trước khi lên xe (trong khoảng thời gian 90 giây) thì sẽ bị phạt. Ngay cả khi tập luyện, nếu không hoàn thành nhanh theo đúng thời gian quy định thì sẽ bị phạt bằng cách đeo bình thở nặng 12 kg, lên xuống cầu thang bộ của tòa nhà 5 tầng. Sau đó, phải tích cực tập luyện thêm.

Là người gắn bó với nghề “chống giặc lửa” này từ năm 2002 đến nay, Trung tá Tâm cho biết, anh luôn cố gắng sắp xếp thời gian để hài hoà giữa công việc và gia đình. Những hôm không phải trực, buổi tối anh về nhà để chơi với các con; cuối tuần được nghỉ, anh đưa các con đi học, thăm bố mẹ nội để bù lại những ngày trực ở đơn vị.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn