MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đám cháy tại bãi trông giữ phương tiện số 35, 37 Trần Quốc Hoàn (Cầu Giấy, Hà Nội) vào lúc 13h5 ngày 6.5.2022. Ảnh: Minh Hạnh

Ai sẽ chịu trách nhiệm khi xảy ra sự cố tại bãi trông giữ xe tự phát

Minh Hạnh LDO | 07/05/2023 12:16

Thời gian gần đây, địa bàn TP. Hà Nội mọc lên một số điểm trông giữ xe tự phát và đã xảy ra tình trạng xe bị chọc thủng lốp, sơn vẽ lên vỏ xe và cháy, nổ…  Vậy, ai sẽ chịu trách nhiệm khi xảy ra những trường hợp trê: Chủ phương tiện, người trông giữ xe hay công ty bảo hiểm?

Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Nguyễn Đức Toàn - Công ty Luật TNHH Vimax châu Á (Đoàn Luật sự TP. Hà Nội) cho biết, theo Điều 555 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên gửi tài sản như sau: Khi giao tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo mà tài sản gửi giữ bị tiêu hủy hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì bên gửi phải tự chịu; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thỏa thuận.

Một xe ôtô bị bẻ gương. Ảnh: Việt Dũng

Điều 554 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.

Điều 557 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên giữ tài sản như sau: Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ; Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi…

Một xe ôtô bị xịt sơn. Ảnh: Việt Dũng

Ngoài ra, Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, khi vào bãi giữ xe gửi xe, người gửi đã được bên giữ xe đưa thẻ - là thỏa thuận giữ tài sản. Bên giữ xe có trách nhiệm trông giữ tài sản của người gửi. Nếu việc mất xe do hành vi tắc trách của bãi giữ xe thì bãi xe có trách nhiệm bồi thường lại tài sản đã mất. Chủ phương tiện có quyền yêu cầu chủ bãi giữ xe bồi thường cho mình trong trường hợp này.

Chủ bãi giữ xe phải bồi thường thiệt hại theo Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015, Cụ thể, thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn