MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Bạn đã biết cách đặt tên con cho đúng luật?

Minh Hương LDO | 04/10/2020 15:00
Việc bố, mẹ đặt tên con như thế nào vẫn phải tuân theo một số quy định nhất định.

Dưới đây là một số quy định của pháp luật hiện hành về việc đặt tên cho con.

Không đặt tên con xâm phạm tới người khác

Theo Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 quy định việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.

Tuy nhiên, quy định này còn mang tính khái quát, chung chung và cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể tên thế nào là xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.

Tên con phải bằng tiếng Việt

Theo Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015, tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam.

Không được đặt tên con không phải tiếng Việt như: Trịnh Thị Noel; Đỗ Văn Messi,...

Không đặt tên bằng số, bằng một ký tự

Đây là quy định tiến bộ và phù hợp để tạo sự thống nhất trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cũng như đơn giản hóa trong hoạt động quản lý hộ tịch.

Các trường hợp đặt tên theo tiếng nước ngoài, tên bằng số hay các ký tự đặc biệt trước đây đã gây không ít khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước cũng như chính những cá nhân mang tên này.

Ví dụ: Lê Văn #, Nguyễn Văn 1, Trịnh Thị @,...

Không được đặt tên con quá dài

Từ ngày 16.7.2020, Thông tư 04/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch thì việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng.

Ví dụ: Nguyễn Thị Lệ Hoa Sớm Sương Mai, Trần Nguyễn Trịnh Hòa Mỹ Phương Khanh,...

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn