MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn.

Bao nhiêu tuổi thì hết tuổi đóng bảo hiểm xã hội?

LƯƠNG HẠNH LDO | 15/08/2023 22:00

Hiện nay, Luật Bảo hiểm xã hội không giới hạn độ tuổi tối đa đóng bảo hiểm xã hội. Do đó, nếu chưa từng tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động có thể bắt đầu đóng ở bất kì độ tuổi nào miễn là từ 15 tuổi trở lên.

Nếu thuộc nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội cho đơn vị sử dụng lao động. Trường hợp không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động có thể đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Còn nếu đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà muốn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội thì người lao động cần chú ý về thời gian tham gia và độ tuổi đóng bảo hiểm:

Khi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc: Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu được tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến khi đủ thời gian đóng bảo hiểm để hưởng lương hưu.

Theo Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, thời điểm hưởng lương hưu của người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do đơn vị sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu.

Thời điểm này được hiểu là khi người lao động đủ tuổi nghỉ hưu và có thời gian đóng bảo hiểm bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên (trừ trường hợp lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách cấp xã chỉ cần có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm).

Khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện: Người lao động đủ được đóng đến khi nào muốn dừng thì thôi.

Điểm c Khoản 1 Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH, trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng lương hưu mà vẫn tiếp tục tham gia bảo hiểm tự nguyện thì thời điểm hưởng lương hưu là ngày 1 tháng liền kề sau tháng dừng đóng bảo hiểm tự nguyện và có yêu cầu hưởng lương hưu.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn