MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Bỏ biên chế suốt đời để hết hết viên chức làm việc "à ơi"

M.Hương LDO | 02/07/2020 20:15
Nhiều người cho rằng, việc bỏ biên chế suốt đời phải được thực hiên từ lâu để tình trạng trì trệ, lười biếng, vô trách nhiệm của nhiều viên chức hiện nay. 

Kể từ 1.7.2020, khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức có hiệu lực, sẽ thực hiện chế độ hợp đồng có thời hạn đối với viên chức. Điều này đồng nghĩa với việc không còn biên chế suốt đời.

Nhiều bạn đọc đưa ra quan điểm.

Bạn Nguyễn Thịnh bày tỏ: "Đúng ra việc này phải làm từ lâu, bây giờ thực hiện tuy có muộn nhưng còn hơn để tình trạng này kéo dài như vậy, càng tăng sự trì trệ, lười biếng, vô trách nhiệm của nhiều viên chức hiện nay. Xóa bỏ viên chức suốt đời, cộng thêm tự chủ tài chính sẽ dẹp bỏ được tình trạng trên".

Bạn Khánh Hải chia sẻ: "Bỏ chế độ biên chê suốt đời là hoàn toàn đúng, bởi chế độ biên chế suốt đời làm cho công chức, viên chức trây ỳ. Không nói là đa số nhưng nhiều người khi đã vào biên chế họ không phấn đấu nữa, làm việc "à ơi", đến tháng lĩnh lương. Không chỉ công chức cao tuổi mà người trẻ cũng vậy, cứ vào biên chế 1 thời gian là giậm chân tại chỗ".

Đồng quan điểm, bạn Hải Anh cho hay: "Thay đổi này là rất hợp lý, người có năng lực thực sự sẽ có chỗ để phát huy, môi trường cạnh tranh sẽ làm giáo dục thay đổi và phát triển".

Nguyễn Duy Minh nêu: "Một quyết định đáng lẽ phải thực hiện từ lâu, việc đánh giá viên chức bằng nhiều phương diện, đạo đức, nghiệp vụ và hàng năm phải kiểm tra chuyên môn để đánh giá xếp loại. Nếu liên tục trong 3 năm bị đánh giá yếu kém, nên loại để những người có tâm và có tầm được làm và cống hiến, nhưng phải nâng cao tiền lương để nhân viên có tâm huyết với nghề".

Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi sắp có hiệu lực, vẫn giữ nguyên hai loại hợp đồng làm việc là không xác định thời hạn và xác định thời hạn. Tuy nhiên, hợp đồng không xác định thời hạn hay "chế độ biên chế suốt đời" chỉ còn được áp dụng với 3 trường hợp sau:

Viên chức được tuyển dụng trước ngày 1.7.2020.

Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức.

Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Đồng thời, đối với những viên chức mới trúng tuyển từ ngày 1.7.2020 đều phải ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn.

Không chỉ tác động đến các đối tượng được áp dụng các loại hợp đồng mà Luật sửa đổi lần này còn nâng thời hạn thực hiện hợp đồng xác định thời hạn từ tối đa 36 tháng lên đến 60 tháng.

Nếu trước đây, thời hạn thực hiện hợp đồng làm việc là từ 12 tháng đến 36 tháng thì từ ngày 1.7.2020, hợp đồng này sẽ có thời hạn từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn