MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đơn thuốc yêu cầu có số chứng minh nhân dân của bố hoặc mẹ theo thông tư 52

Bỏ quy định kê đơn thuốc phải ghi số chứng minh thư của cha mẹ

L.Hà LDO | 28/08/2018 09:38

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 18/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 52/2017/TT-BYT quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hoá dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú, trong đó bỏ quy định kê đơn thuốc phải ghi số chứng minh thư của cha mẹ.

Theo đó, sẽ bãi bỏ quy định khi kê đơn cho trẻ em dưới 72 tháng tuổi (6 tuổi) là phải ghi trên đơn thuốc số chứng nhân dân dân hoặc sổ căn cước công dân của bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ trên toa thuốc. Thay vào đó là ghi số tuổi, cân nặng, tên bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ đưa trẻ đến khám, chữa bệnh.

Trước đó, thông tư 52/2017/TT-BYT quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hoá dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú có hiệu lực từ ngày 1.3.2018 nêu rõ: yêu cầu chung với nội dung kê đơn thuốc phải ghi đủ, rõ ràng và chính xác các mục in trong đơn thuốc hoặc trong sổ khám bệnh của người bệnh; Ghi địa chỉ nơi người bệnh thường trú hoặc tạm trú: số nhà, đường phố, tổ dân phố hoặc thôn/ấp/bản, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố.

Ngay thời điểm có hiệu lực, nhiều ý kiến trái chiều nhau về quy định trên đã xuất hiện. Giới bác sĩ nhi khoa đã rất băn khoăn về việc này bởi quy định ghi số chứng minh nhân dân hay thẻ căn cưới của CMND/thẻ căn cước của bố hoặc mẹ, người giám hộ của trẻ không mang đến lợi ích gì mà lại gây khó cho gia đình, nhất là trường hợp gia đình vội đi chữa bệnh cho con không mang theo hoặc người đưa trẻ đi khám bệnh không phải là cha mẹ, người giám hộ của trẻ.

Có ý kiến lại cho rằng, trong quá trình điều trị, bác sĩ cần thảo luận với người có trách nhiệm của trẻ. Hầu hết các quyết định này sẽ được lựa chọn bởi người có trách nhiệm với trẻ (bố mẹ hoặc người giám hộ). Thực tế đã xảy ra trường hợp bố mẹ của trẻ không đồng ý với lựa chọn của người thân (cậu, mở, cô, dì, chú, bác, ông bà nội ngoại...) khi những người này đưa trẻ đi khám và quay ra kiện bệnh viện hoặc cơ sở y tế vì đã khám trẻ khi không xác định rõ người người có trách nhiệm, để lộ thông tin bệnh tật, làm theo lựa chọn của người không có trách nhiệm.

Tuy nhiên, sau 6 tháng có hiệu lực, quy định này đã có nhiều bất cập và Bộ Y tế phải ban hành thông tư 18/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều chưa hợp lý.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn