MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Cách tính lương hưu với giáo viên công lập sinh năm 1968

Phương Minh LDO | 05/10/2023 23:00

Bạn đọc hỏi: Tôi là nữ giáo viên sinh tháng 3.1968, đến tháng 7.2024 tôi về hưu, đóng 29 năm 7 tháng bảo hiểm xã hội. Quá trình đóng bảo hiểm của tôi có năm 1995 đến 2002 là đóng lùi theo Công văn 5386; có thời gian biên chế hưởng lương theo hệ số và đóng bảo hiểm là 9 năm 7 tháng năm. Vậy lương hưu của tôi được tính thế nào? 7 năm đóng lùi bảo hiểm được tính phụ cấp thâm niên không?

Công ty Luật TNHH YouMe trả lời: Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức lương hưu hàng tháng như sau:

1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 1.1.2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

2. Từ ngày 1.1.2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm...

Khoản 2 Nghị định số 77/2021/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo quy định thời gian không tính hưởng thẩm niên vượt khung:

2. Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên

a) Thời gian tập sự.

b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên.

c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

d) Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

đ) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.

e) Thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ Khoản 2 Điều này.

Điều 4 Nghị định số 77/2021/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo quy định mức phụ cấp thâm niên như sau:

1. Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

2. Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, bạn có 29 năm 7 tháng đóng bảo hiểm xã hội, phần trăm lương hưu của bạn được tính như sau:

+ 15 năm đầu tiên tương ứng với 45%;

+ 14 năm 7 tháng còn lại tương ứng với 15 x2 = 30%.

Tỷ lệ lương hưu hàng tháng của bạn là 45 + 30 = 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Bạn đọc thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương, bạn tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1.1.1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Nếu bạn là giáo viên đang giảng dạy trong các trường giáo dục công lập và 7 năm đóng lùi của bạn không thuộc thời gian không được hưởng phụ cấp thâm niên theo các quy định được trích dẫn ở trên thì bạn vẫn được tính hưởng phụ cấp thâm niên.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn