MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Cách tính lương hưu với người đóng bảo hiểm xã hội hơn 30 năm

Minh Hương LDO | 22/05/2022 07:31
Bạn đọc hỏi: Tôi đóng bảo hiểm xã hội 30 năm 4 tháng, nghỉ hưu từ ngày 1.1.2021. Vậy tính phần trăm lương hưu của tôi cụ thể ra sao?

Công ty Luật TNHH YouMe cho biết - Điểm b,c Khoản 2 Điều 3 Nghị định số số 134/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định mức lương hưu hằng tháng như sau:

Nữ nghỉ hưu từ ngày 1.1.2018 trở đi, tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;

Nam nghỉ hưu từ ngày 1.1.2018 trở đi, tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%:

Như vậy, nếu bạn là nam thì tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được xác định như sau:

+ Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của 30 năm 4 tháng, số tháng lẻ 4 tháng được tính là nửa năm, nên số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu là 30,5 năm.

+ 19 năm đầu tính bằng 45%;

+ Từ năm thứ 20 đến năm thứ 30,5 là 11,5 năm, tính thêm: 11,5 x 2% = 23%;

Tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng là: 45% + 23% = 68%.

Nếu bạn là nữ thì tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được xác định như sau:

+ Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là: 30,5 năm.

+ 15 năm đầu tính bằng 45%;

+ Từ năm thứ 16 đến năm thứ 30,5 là 15,5 năm, tính thêm: 15,5 x 2% = 31%;

Tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng là: 45% + 31% = 76%. Theo quy định mức tối đa người lao động được hưởng là 75%, vì vậy là nữ sẽ nhận được mức lương hưu là 75%.

Mời Quý vị cùng lắng nghe chương trình Giờ thứ 9 của Báo Lao Động

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn