MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Chuyển tuyến bảo hiểm y tế (BHYT) được thực hiện khi bệnh nhân có yêu cầu hoặc có lý do chuyên môn chính đáng. Ảnh: Anh Nhàn

Cách xin giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế

Hà Lê LDO | 07/12/2023 16:12

Chuyển tuyến bảo hiểm y tế (BHYT) được thực hiện khi bệnh nhân có yêu cầu hoặc có lý do chuyên môn chính đáng. Người bệnh có thể được nhận mức hưởng BHYT tối đa như khi khám chữa bệnh đúng tuyến.

Nếu bạn muốn xin giấy chuyển tuyến BHYT, cần thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Cơ sở khám chữa bệnh cần thông báo và giải thích rõ lý do chuyển tuyến cho bạn hoặc người đại diện hợp pháp của bạn.

Bước 2: Người đại diện cơ sở khám chữa bệnh ký giấy chuyển tuyến theo mẫu theo quy định.

Bước 3: Làm các thủ tục kiểm tra trước khi chuyển bệnh nhân.

Ngoài ra, Điều 12 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định về sử dụng Giấy chuyển tuyến và Giấy hẹn khám lại trong khám bệnh, chữa bệnh BHYT:

1. Sử dụng Giấy chuyển tuyến đối với người bệnh có thẻ BHYT:

a) Trường hợp người bệnh được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;

b) Trường hợp người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu và sau đó được chuyển tiếp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;

c) Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày ký.

d) Người bệnh có thẻ BHYT mắc các bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp được sử dụng Giấy chuyển tuyến quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch đó. Trường hợp đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó mà người bệnh vẫn đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết đợt điều trị nội trú đó.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn