MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Cầu bộ hành trước cổng Bệnh viện Ung bướu (quận Bình Thành, TPHCM), nối hai khu vực điều trị. Ảnh: Minh Quân

Cầu vượt bộ hành có thang máy hiện đại nhất TPHCM “ế” khách

MINH QUÂN LDO | 27/03/2021 19:42

Cầu vượt bộ hành trước Bệnh viện Ung bướu (quận Bình Thạnh, TPHCM) là cây cầu bộ hành hiện đại nhất TPHCM hiện nay với 2 thang máy ở 2 đầu cầu. Thế nhưng, cầu xây xong người dân không sử dụng, vẫn băng ngang dưới lòng đường, bất chấp nguy hiểm, rủi ro.

This browser does not support the video element.

Video: “Chê” cầu bộ hành, người đi bộ băng ngang qua đường bất chấp nguy hiểm. Thực hiện: Minh Quân

Bệnh viện Ung bướu (quận Bình Thạnh) vốn có 2 khu điều trị, song 2 khu này đường ngăn cách bằng con đường Nơ Trang Long. Mỗi ngày, hàng nghìn bệnh nhân, nhân viên y tế phải đi bộ qua lại giữa 2 trụ sở của Bệnh viện Ung bướu để thăm, khám chữa bệnh. Mặc dù có cầu vượt bộ hành, nhưng người bệnh do sức khỏe kém, khó có thể leo lên cầu vượt để đi qua bên kia đường.

Do đó, Bệnh viên Ung bướu đã đề xuất và được Sở Giao thông - Vận tải (GTVT) TPHCM phê duyệt, đầu tư cầu bộ hành có thang máy thay thế cầu cũ. Cầu khởi công tháng 12.2019 và hoàn thành đưa vào sử dụng từ tháng 6.2020.

Cầu vượt bộ hành đầu tiên tại TPHCM được trang bị 2 thang máy ở 2 đầu cầu.

Cầu bằng thép, dài 33m, rộng 3,5m, độ tĩnh không tối thiểu 4,75m, có mái che với tổng mức đầu tư khoảng 9 tỉ đồng.

Cầu bộ hành này có thang máy ở 2 đầu cầu phục vụ bệnh nhân cũng như việc di chuyển băng ca giữa 2 cơ sở của Bệnh viện Ung bướu.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn thói quen băng ngang qua đường bất chấp dòng xe cộ trước bệnh viện luôn đông đúc. Có những bệnh nhân đi không vững, được người nhà dìu từng bước, vẫn len lỏi giữa dòng xe chứ không lên cầu.

Dù có cầu vượt hiện đại nhưng người dẫn vẫn thích đi bộ dưới lòng đường.
Có những bệnh nhân đi không vững vẫn len lỏi giữa dòng xe chứ không lên cầu.
Hai người phụ nữ không để ý xe cộ, chạy ngang qua đường bất chấp nguy hiểm.
Cầu vì vắng người qua lại nên trở thành nơi tá túc của người thăm nuôi bệnh nhân.

Chia sẻ về vấn đề trên, đại diện Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ TPHCM cho biết, cầu vượt bộ hành trước Bệnh viện Ung bướu nhằm giải quyết tình trạng kẹt xe, ùn tắc giao thông, từ đó, đảm bảo an toàn cho người dân trong việc đi lại.

Tuy nhiên, người dân vẫn còn mang nặng tâm lý "đi ngang về tắt", miễn sao nhanh và đỡ tốn sức nên dẫn đến tình trạng cầu bộ hành bị “ế” khách dù có thang máy hai bên đầu cầu.

“Việc chọn cách đi bộ băng ngang đường gây cản trở giao thông, nguy hiểm cho chính người đi đường và người khác. Vì vậy, cơ quan chức năng sẽ nghiên cứu thêm hình thức khuyến khích người dân sử dụng, có biển báo yêu cầu người dân đi lên cầu bộ hành” - đại diện Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ TPHCM nói.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn