MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ảnh minh hoạ: BHXH Việt Nam

Chế độ hưu trí với lao động làm việc ở nhà máy chế biến mủ cao su

Phương Minh LDO | 03/09/2023 15:36

Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời thắc mắc của bạn đọc liên quan đến chế độ hưu trí với người lao động làm việc tại nhà máy chế biến mủ cao su.

Bạn đọc hỏi: Theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH ký ban hành ngày 12.11.2020, có hiệu lực từ ngày 1.3.2021, chức danh "nhân viên bảo vệ nhà máy chế biến mủ cao su" mới thuộc danh mục nghề nặng nhọc, độc hại.

Vậy thời gian công tác của "nhân viên bảo vệ nhà máy chế biến mủ cao su" trước khi Thông tư 11/2020-TT-BLĐTBXH có hiệu lực có được tính vào quá trình "15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm" khi tính tuổi nghỉ hưu không?

Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời:

Tại Điểm c Khoản 2 Mục II Thông tư số 11/LĐTBXH-TT ngày 7.4.1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định: “Đối với người làm cùng một nghề hoặc công việc nhưng trước đây chưa được xếp loại mà nay nghề hoặc công việc này được xếp loại IV trở lên thì thời gian làm nghề hoặc công việc này được tính loại IV trở lên từ khi bắt đầu làm nghề hoặc công việc đó”.

Theo quy định tại Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12.11.2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có hiệu lực từ ngày 1.3.2021 thì chức danh nghề “bảo vệ nhà máy chế biến mủ cao su” là nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc điều kiện lao động loại IV của ngành cao su.

Đối chiếu quy định nêu trên, nếu người lao động làm việc, hưởng lương và ghi sổ bảo hiểm xã hội với chức danh nghề “bảo vệ nhà máy chế biến mủ cao su” thì thời gian làm việc được tính nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tính từ ngày bắt đầu làm nghề hoặc công việc đó để tính điều kiện làm việc làm căn cứ nghỉ hưu theo quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn