MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Chế độ làm việc của nhà giáo trường cao đẳng giáo dục nghề nghiệp cần quy định những gì?

THẠC SĨ NGUYỄN XUÂN TRUNG (GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG HUẾ) LDO | 30/06/2024 09:30

Hiện nay, các trường cao đẳng đa phần đào tạo nhiều cấp trình độ giáo dục nghề nghiệp (GDNN), ngoài ra còn giảng dạy các môn văn hóa THPT, đào tạo khối ngành sư phạm và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Do đó, cũng có nhiều nhà giáo tham gia giảng dạy ở nhiều loại môn học, mô-đun, nhiều cấp trình độ. Điều này dẫn đến sự lúng túng trong việc quy định chế độ làm việc, tính giờ chuẩn trong năm học cho nhà giáo.

Hiệu trưởng trường cao đẳng được quy định những gì?

Điều 7 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP định nghĩa “văn bản hành chính” là văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức. Như vậy, các văn bản do hiệu trưởng trường cao đẳng ban hành là văn bản hành chính.

Khoản 1 Điều 11 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định “Trong trường hợp văn bản có điều, khoản, điểm mà nội dung liên quan đến quy trình, quy chuẩn kỹ thuật và những nội dung khác cần quy định chi tiết thì ngay tại điều, khoản, điểm đó có thể giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chi tiết. Văn bản quy định chi tiết chỉ được quy định nội dung được giao và không được quy định lặp lại nội dung của văn bản được quy định chi tiết.”

Văn bản hành chính phải tuân thủ pháp luật, nên đương nhiên phải thực hiện theo quy định trên. Nghĩa là văn bản do hiệu trưởng trường cao đẳng ban hành chỉ được và phải quy định chi tiết những nội dung mà pháp luật giao cho quy định chi tiết. Quy định chế độ làm việc của nhà giáo của trường cao đẳng cũng vậy.

Các căn cứ pháp lý để quy định chi tiết chế độ làm việc của nhà giáo

Hiện nay, những căn cứ pháp lý hiện hành để quy định chi tiết chế độ làm việc của nhà giáo tại trường cao đẳng gồm có:

[1] Giảng dạy các môn văn hóa phổ thông thực hiện theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông và Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT.

[2] Giảng dạy các trình độ GDNN thực hiện theo Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp và Thông tư số 28/2022/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng và chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

[3] Giảng dạy các ngành cao đẳng sư phạm thực hiện theo Thông tư số 36/2020/TT-BGDĐT quy định chế độ làm việc của giảng viên trường cao đẳng sư phạm.

[4] Cuối cùng là Thông tư số 03/2023/TT-BNV hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Những nội dung phải quy định chi tiết

Bảng dưới đây trình bày những nội dung mà hiệu trưởng trường cao đẳng phải quy định chi tiết liên quan đến chế độ làm việc của nhà giáo.

Những nội dung mà hiệu trưởng trường cao đẳng phải quy định chi tiết liên quan đến chế độ làm việc của nhà giáo.

Tóm lại, quy định chế độ làm việc của nhà giáo tại trường cao đẳng phải có nội dung chính là chi tiết và cụ thể hóa các quy định nêu trên. Không chép lại những phần đã có của văn bản pháp luật. Lưu ý rằng, nguyên tắc áp dụng pháp luật là khi có từ hai quy định cùng cấp trở lên trái nhau thì ưu tiên áp dụng văn bản chuyên ngành cho đối tượng ngành đó quản lý.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn