MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Các chính sách mới người lao động cần quan tâm có hiệu lực từ giữa tháng 7.2023. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn.

Chính sách mới có hiệu lực từ giữa tháng 7.2023

LƯƠNG HẠNH LDO | 11/07/2023 09:22

Một số chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ giữa tháng 7.2023 người lao động cần quan tâm, tránh đánh mất quyền lợi cá nhân của mình.

2 đối tượng chưa thực hiện tinh giản biên chế từ ngày 20.7.2023

Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế do Chính phủ ban hành có hiệu lực từ ngày 20.7.2023.

Cụ thể, 2 đối tượng sau đây sẽ chưa thực hiện tinh giản biên chế từ ngày 20.7.2023:

(1) Những người đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế.

(2) Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.

Các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định 29/2023/NĐ-CP được áp dụng đến hết ngày 31.12.2030.

Các Nghị định sau hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định 29/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, gồm:

- Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế;

- Nghị định 113/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế;

- Nghị định 143/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 108/2014/NĐ-CP và Nghị định 113/2018/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế.

Hồ sơ đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 02/2023/TT-BNNPTNT quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, có hiệu lực từ ngày 20.7.2023.

Theo đó, hồ sơ đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức nông nghiệp và phát triển nông thôn đáp ứng quy định tại Điều 36 Nghị định 115/2020/NĐ-CP và bản sao các văn bản:

+ Quyết định tuyển dụng, quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp;

+ Quyết định nâng bậc lương gần nhất;

+ Quyết định công nhận sáng kiến;

+ Quyết định (hoặc giấy xác nhận của cấp có thẩm quyền) phân công chủ trì hoặc tham gia xây dựng, thực hiện nhiệm vụ (không bao gồm việc tham gia góp ý dự thảo, mời làm chuyên gia và đóng góp ý kiến trong các hội nghị, hội thảo).

Trường hợp phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan

Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành có hiệu lực từ ngày 15.7.2023.

Cụ thể, người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp sau đây:

Người khai hải quan muốn được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam và hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam;

Hàng hóa theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để chứng minh hàng hóa được nhập khẩu từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thuộc danh sách bị cấm vận theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc;

Hàng hóa quy định theo Danh mục tại Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 33/2023/TT-BTC hoặc theo thông báo của các Bộ, ngành phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để xác định hàng hóa không có xuất xứ từ các nước có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;

Hàng hóa thuộc Danh mục theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương thông báo đang ở thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp hạn chế số lượng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn