MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Chùa Cầu

Chùa Cầu Sụp đổ hay bị biến dạng trẻ lại: Ai chịu trách nhiệm?

Phước Bình (ghi) LDO | 20/08/2016 16:47
Chùa Cầu, Hội An (Quảng Nam), hiện đã xuống cấp, nhưng lại thiếu nghiên cứu, đánh giá cụ thể và khoa học vấn đề này. Đây là di tích rất đặc biệt, không thể nóng vội bằng cách hạ giải toàn bộ trùng tu dễ làm biến dạng .Sự xuống cấp, đe dọa sụp đổ di tích này lại không đợi chờ thời gian, nếu chậm chạp không nghiên cứu khảo sát, để có những phương án cục bộ khoa học, " cấp cứu" trước mắt cho điểm di tích này...

"Lai Viễn Kiều"

Đó là tên gọi khác của Chùa Cầu, Hội An, mà theo ông Nguyễn Sự - Nguyên Bí Thư Thành ủy Hội An giải thích nôm na là cầu đón khách phương xa.

Đây là một giá trị lịch sử, cho đến nay, đã có hơn 20 năm chùa Cầu Hội An đón chào khách đến tham quan, và giá trị lịch sử ấy lại được tái hiện!

Đó là việc Hội An luôn rộng cửa đón chào du khách ghé đến tham quan Chùa Cầu, đúng như tên gọi của nó "Lai Viễn Kiều" mà Chúa Nguyễn đã ban tặng.

Theo lời ông Sự, giá trị của Chùa Cầu là rẩt lớn, không phải ngẫu nhiên mà người dân Hội An chọn đây là biểu tượng.

Chùa Cầu có hai phần là cây cầu và ngôi chùa thờ thần. Chùa biểu tượng cho đạo và cầu biểu tượng cho đời.

Ở đây, ý muốn nói đến văn hóa, tính cách của người dân Hội An. Ngoài đời có đạo, trong đạo có đời.

Đó là niềm tin về những điều thiện, hướng con người giác ngộ với các thiện, cái tốt....

Hay, ông Sự còn phân tích rất rõ đặc trưng về kiến trúc của Chùa Cầu nói riêng hay phố cổ Hội An nói chung là khác biệt so với kiến trúc phố cổ Hà Nội.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Sự xuống cấp của Chùa Cầu là điều không thể tránh khỏi, cần phải trùng tu, nếu không di tích này sẽ đứng trước nguy cơ sụp đổ.

Bên cạnh đó, việc hạn chế cùng lúc lượng lớn người dân và du khách đến tham quan nơi này trong cùng một lúc cũng phải có nghiên cứu khoa học.

Theo ông Nguyễn Sự cho biết, đã có ý kiến cho rằng nên khoanh lại Chùa Cầu nhưng ông phản bác, không đồng tình. Phải để khách vào tham quan, nhưng cần hạn chế lượng người vào cùng một thời điểm.

Ông Nguyễn Sự cũng cho biết, ông không phản đối với cách hạ giải toàn bộ để trùng tu. Nhưng ông sẽ phản đối kịch liệt nếu hạ giải toàn bộ mà chưa nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng.

Ông cũng nêu lên ví dụ, năm 1999 cũng có hội thảo bàn về trùng tu chùa Cầu và nêu ra cách hạ giải toàn bộ để trùng tu. Ông đã kịch liệt phản đối vì lý do chưa có nghiên cứu, khảo sát và đánh giá kỹ lưỡng vấn đề này.

Trớ trêu thay, một lần nữa lịch sử lặp lại, trong lúc Chùa Cầu đã xuống cấp nặng nề, đứng trước nguy cơ sụp đổ bất kỳ lúc nào. 

Lần này, ông Sự cho rằng phải " cấp cứu" di tích trước bằng cách trùng tu cục bộ những điểm hư hỏng nặng nề và cùng lúc là nghiên cứu về vấn đề hạ giải hoàn toàn để trùng tu.

Đó là bài toán để giải quyết vấn đề chống nguy cơ sụp đổ di tích Chùa Cầu và chống việc trùng tu nóng vội bằng cách hạ giải toàn bộ, rất dễ dẫn đến nguy cơ biến dạng, làm trẻ lại di tích.

Đó cũng là bài toán cho giới chuyên gia, nhà khoa học, cần có nhiều hơn các nghiên cứu đánh giá khoa học về nguy cơ sụp đổ di tích Chùa Cầu, để có những phương án cục bộ tốt nhất. Vừa mang tính khoa học, vừa phục vụ cho việc bảo tồn và ấn định thời gian cụ thể nghiên cứu và ấn định thời điểm hạ giải hoàn toàn để trùng tu.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn