MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Chuyển nơi làm việc, đóng bảo hiểm xã hội thế nào để hưởng lương hưu?

Minh Hương LDO | 12/10/2021 11:30
Bạn đọc hỏi: Tôi đóng bảo hiểm xã hội được 8 năm qua hình thức hành chính sự nghiệp. Nếu nghỉ việc, tôi đi làm công ty. Tôi có được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội cho đến 20 năm hoặc 25 năm để hưởng lương hưu khi về hưu không?

Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Điểm a, b Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng.

Khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH sửa đổi, bổ sung một số điều quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14.4.2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định như sau:

Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động di chuyển đơn vị đóng được chuyển toàn bộ quá trình thời gian đã đóng đến đơn vị mới để ghi quá trình đóng tiếp.

Như vậy, khi chuyển qua làm việc tại xí nghiệp có ký kết hợp đồng lao động, bạn được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội. Sổ bảo hiểm xã hội của bạn khi di chuyển đơn vị đóng được chuyển toàn bộ quá trình thời gian đã đóng đến đơn vị mới để ghi quá trình đóng tiếp. Bạn không nói rõ năm sinh nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể về tuổi nghỉ hưu để hưởng lương hưu.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn