MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Người lao động tìm đến các phiên giao dịch việc làm. Ảnh: Lương Hạnh.

Có phải nhân sự Gen Z là đều nổi loạn?

MINH HỒNG LDO | 27/07/2023 19:46

Phía sau sự "nổi loạn" của thế hệ Gen Z, không thể nhắc đến trách nhiệm của bộ phận quản lý. Ngoài bản thân Gen Z cần thay đổi tích cực thì chính những doanh nghiệp cũng nên đổi mới tư duy trong tuyển dụng, quản lý nhân sự.

Bức xúc vì bị vu oan

Sau khi nghỉ việc tại một công ty công nghệ tại Hà Nội, chị Nguyễn Hà My (SN 2000, Đan Phượng, Hà Nội) phát hiện bị quản lý của công ty cũ vu oan chị xóa dữ liệu của công ty.

Chị My kể lại, trong suốt 1 tháng sau khi nghỉ việc, chị My thường xuyên nhận được những tin nhắn nhờ hỗ trợ từ nhân viên ở công ty cũ. Đỉnh điểm là lời nhắn người quản lý, nhờ chị khôi phục lại dữ liệu. Do đang đi du lịch tạinước ngoài, chị đã trả lời sẽ liên hệ khi về.

Ngay lập tức, quản lý đã dùng những lời lẽ thiếu tôn trọng để vu khống chị My vì cho rằng chị là người đã xóa dữ liệu của công ty.

Theo chị My, trước đó khi làm việc tại công ty cũ, chị được cấp email của công ty và đăng ký bằng số điện thoại di động cá nhân. Sau khi kết thúc hợp đồng, chị đã bàn giao lại toàn bộ tài sản cho công ty, kí kết biên bản nghỉ việc hoàn tất. Việc hỗ trợ đồng nghiệp cũ chỉ xuất phát từ nghĩa tình sau hơn 1 năm làm việc.

Tuy nhiên, sự việc không dừng lại ở đó, vị quản lý này đã tố cáo chị My với công ty mới mà chị đang thử việc.

“Tôi rất bất ngờ khi phát hiện người này đã liên hệ với cả bộ phận quản lý nơi tôi vừa đến làm việc để nói xấu tôi khi họ không thể đưa rabằng chứng cụ thể nào. Hơn nữa, chị ấy còn công khai bôi xấu danh dự của tôi với các đồng nghiệp cũ” - chị My bức xúc, nói.

Công ty lo lắng vì không bảo vệ và quản lý dữ liệu là không sai. Tuy nhiên, với một Gen Z như chị My, sự cáu giận và nổi loạn chỉ để nhận được sự tôn trọng xứng đáng và bảo vệ bản thân mình.

Nhìn nhận vấn đề từ 2 phía

Anh Nguyễn Chí Thanh - sinh viên năm cuối trường Đại học Hải Phòng cho rằng, không nên áp đặt định kiến “nổi loạn” đối với thế hệ Gen Z.

Theo anh Thanh, đa số Gen Z có các ưu điểm để đánh giá cao như: Sự nhanh nhạy, sáng tạo, tư duy tiên phong và khả năng sử dụng công nghệ cao. “Tôi nghĩ đa số Gen Z luôn tự đặt ra mục tiêu và có kiên trì nỗ lực cho những công việc mà họ theo đuổi chứ không phải là những kẻ lười biếng, cả thèm chóng chán” - anh Thanh tâm sự.

Anh Thanh (phía ngoài cùng) vừa tham gia đi làm văn phòng, vừa tranh thủ kiếm thêm thu nhập bằng nghề shipper. Ảnh: NVCC

Anh Thanh cho biết hiện tại chính bản thân anh cũng đang làm thêm một lúc 2 công việc ngoài giờ học. Đặt mục tiêu tự trang trải học phí và sinh hoạt phí ở đại học, nam sinh vẫn kiên trì làm 6-8 giờ một ngày.

Theo nam sinh, mọi người không nên nhìn vào một vài cá thể mà đánh đồng cả thế hệ gen Z. Hơn nữa cũng cần nhìn nhận vấn đề ở cả hai phía.

161 đơn vị, doanh nghiệp của 9 tỉnh, thành phố tham gia phiên giao dịch việc làm trực tuyến ngày 25.7 tuyển dụng 40.108 chỉ tiêu.

Riêng tại sàn giao dịch việc làm Hà Nội, có 32 doanh nghiệp tham gia phiên giao dịch việc làm với 1.208 chỉ tiêu. Cơ hội việc làm tại sàn giao dịch việc làm Hà Nội tập trung chủ yếu vào nhóm 18 - 25 tuổi với 548/1208 chỉ tiêu, chiếm 45,3%. Người lao động trẻ nhiệt huyết với công việc sẽ đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

Chị Phan Vân - Chuyên viên tuyển dụng tại Công ty TNHH Mediastep Software cũng nhận định, lao động trẻ nhất là thế hệ Gen Z có nhiều cơ hội để làm việc.

“Thay vì “vơ đũa cả nắm”, lo ngại gen Z nổi loạn, các nhà tuyển dụng cũng cần lưu tâm đến cách suy nghĩ, làm việc của thế hệ này, để có thể thực hiện những chính quản lý nhân sự phù hợp trong thời đại mới” – chị Vân cho hay.

Gen Z là viết tắt của Generation Z (thế hệ Z). Theo từ điển Oxford, Gen Z là những người sinh ra trong khoảng thời gian từ cuối những năm 1990 cho đến 2012. Quãng tuổi phổ biến và được chấp nhận rộng rãi nhất là 1997-2012.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn