MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Công chức, viên chức bị chậm tăng lương trong trường hợp nào?

LƯƠNG HẠNH LDO | 05/07/2022 15:30
Việc chậm tăng lương của công chức, viên chức được quy định cụ thể tại Thông tư 08/2013/TT-BNV được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 03/2021/TT-BNV.

Công chức, viên chức bị chậm tăng lương nếu thuộc các trường hợp nêu tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV. 

Công chức chậm tăng lương trong thời gian 12 tháng nếu ở các trường hợp: 

- Bị giáng chức (đã bị cảnh cáo mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng)

- Bị cách chức (đã bị giáng chức mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ).

Viên chức chậm tăng lương trong thời gian 12 tháng nếu trong trường hợp bị cách chức (bị cảnh cáo mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng).

Công chức chậm tăng lương trong thời gian 6 tháng nếu ở các trường hợp: 

- Bị khiển trách;

- Bị cảnh cáo (Bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng)

Viên chức chức chậm tăng lương trong thời gian 6 tháng nếu ở trường hợp:

- Bị cảnh cáo (đã bị khiển trách mà còn tái phạm hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng).

- Bị đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm. Nếu thời gian giữ bậc có 02 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ bị kéo dài 06 tháng.

Trong đó, viên chức bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ khi có một trong các tiêu chí nêu tại Điều 15 Nghị định 90/2020/NĐ-CP. 

Như vậy, tuỳ vào tính chất, mức độ vi phạm của công chức, viên chức mà các đối tượng này có thể bị chậm tăng lương từ 3 tháng - 1 năm.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn