MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Do không đảm sản xuất " 3 tại chỗ" doanh nghiệp may mặc tại Bạc Liêu đành đóng cửa, gần 2000 công nhân không thể đi làm việc. Ảnh: Nhật Hồ

Công nhân về từ vùng dịch nhận hỗ trợ từ Công đoàn thế nào?

NHẬT HỒ LDO | 20/08/2021 20:00
Nhiều công nhân miền Tây làm việc tại nhà máy, xí nghiệp tại vùng dịch bị tạm ngừng việc do dịch bệnh COVID-19. Họ tự về quê và chấp hành việc cách ly y tế đúng quy định thì có nhận được tiền hỗ trợ theo quy định của Tổng LĐLĐVN hay không?

Họ cũng muốn được biết người lao động được hưởng các chính sách hỗ trợ như thế nào từ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) do ảnh hưởng của dịch bệnh?

Vấn đề này được ông Huỳnh Văn Đậm, Trưởng Ban Chính sách Pháp luật - Liên đoàn Lao động tỉnh Cà Mau, cho biết: Ngày 9.8.2021, Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Quyết định số 3022 về chi hỗ trợ khẩn cấp cho các trường hợp đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Trong đó có nhiều quy định cụ thể. Tuy nhiên, đối với đoàn viên, người lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn đã di chuyển từ các tỉnh phía Nam về quê kể từ ngày 1.8.2021, phải thực hiện đúng yêu cầu cách ly y tế theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương, có hoàn cảnh khó khăn thì được LĐLĐ tỉnh, thành phố nơi tiếp nhận người trở về xem xét hỗ trợ tối đa là 500.000 đồng/người.

Với mốc thời gian này, người lao động cần xác định rõ mình về quê từ thời gian nào, để được xem xét hỗ trợ. Nếu người lao động hội đủ các điều kiện nêu trên, nhưng về quê trước ngày 1.8 cần lưu ý đã được nhận các chế độ ngưng việc theo Bộ luật Lao động; có được trợ cấp thất nghiệp, tạm nghỉ, hay chấm dứt hợp đồng lao động... Trong thời gian giãn cách xã hội, người lao động cần xác nhận mình làm việc ở đâu, doanh nghiệp nào bằng các hình thức online để đăng ký với địa phương để được hưởng các chế độ theo quy định.

Về hỗ trợ khẩn cấp cho người lao động theo quy định của Tổng LĐLĐ Việt Nam, mỗi đối tượng chỉ được hỗ trợ một lần. Đoàn viên, người lao động thuộc LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty nào thì nơi đó có trách nhiệm lập danh sách và hỗ trợ trước tiên. Trường hợp hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động không thuộc đối tượng mình quản lý thì đơn vị hỗ trợ có trách nhiệm thông tin và phối hợp với địa phương, ngành quản lý đoàn viên, người lao động để đảm bảo không chồng chéo, trùng đối tượng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn