MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Một vụ tranh chấp về đất đai. Ảnh minh họa: Dương Mai

Đang ở nước ngoài thì làm gì để giải quyết tranh chấp tại tòa

Minh Hạnh LDO | 07/01/2024 21:59

Bạn đọc Tú Anh hỏi: Công dân hiện đang làm việc và công tác ở nước ngoài nhưng có tranh chấp về đất đai, tài sản và được tòa án gửi giấy mời đến giải quyết mà không về được thì làm cách nào giải quyết được tranh chấp trên.

Theo luật sư Nguyễn Đức Toàn - Công ty Luật TNHH Vimax Châu Á (Đoàn Luật sư Hà Nội), công dân Việt Nam ở nước ngoài, nếu phải tham dự một phiên tòa do Tòa án triệu tập mà không thể về được thì hoàn toàn có thể ra Đại Sứ quán Việt Nam tại nước sở tại làm văn bản ủy quyền có xác nhận của Đại Sứ quán để ủy quyền cho 1 người tại Việt Nam hoặc có thể thông qua luật sư để đảm bảo quyền lợi của mình

Bất kỳ ai đều có thể đại diện theo ủy quyền của đương sự, trừ trường hợp quy định tại Điều 87 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Người đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản uỷ quyền.

Một số trường hợp không được đại diện theo ủy quyền cho người khác tham gia phiên tòa, như trong vụ án ly hôn (căn cứ tại Khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự).

Cùng đó, nếu người nhận ủy quyền cũng là đương sự trong cùng vụ việc với người ủy quyền mà quyền lợi của hai bên đối lập với với nhau thì cũng không được nhận ủy quyền.

Điều kiện của người nhận ủy quyền phải đáp ứng theo Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015, người nhận ủy quyền phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn