MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Đề xuất bổ sung các biện pháp xử lý trốn đóng bảo hiểm xã hội

Phương Minh LDO | 01/04/2023 12:23
Thời gian qua, tình trạng doanh nghiệp nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội của người lao động xảy ra khá nhiều. Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội lần này đã bổ sung quy định quản lý thu, đóng bảo hiểm xã hội và bổ sung các biện pháp xử lý trốn đóng để hạn chế tình trạng trên.
Người lao động phản ánh với phóng viên Báo Lao Động việc họ bị Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội kéo dài. Ảnh: Hà Anh.

Bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông Bảo hiểm xã hội TP. Hà Nội cho biết - tính đến tháng 2.2023, toàn thành phố có 60.374 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội từ 1 tháng trở lên với số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp 3.393,7 tỉ đồng.

Căn cứ Điều 44 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi quy định các biện pháp xử lý, tăng cường chế tài để đảm bảo tính thực thi pháp luật bảo hiểm xã hội như:

Quy định nộp số tiền tính theo ngày đối với các trường hợp trốn đóng (0,03%/ngày tương tự như tiền chậm nộp thuế).

Cơ quan có thẩm quyền quyết định ngừng sử dụng hóa đơn đối với người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 6 tháng trở lên.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định hoãn xuất cảnh đối với với trường hợp người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 12 tháng trở lên.

Quy định tổ chức Công đoàn và cơ quan bảo hiểm xã hội có thẩm quyền khởi kiện vụ việc về bảo hiểm xã hội ra Toà án.

Khi có dấu hiệu phạm tội trốn đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Bộ luật Hình sự, cơ quan bảo hiểm xã hội kiến nghị khởi tố theo quy định của pháp luật.

Bổ sung trách nhiệm của người sử dụng phải bồi thường cho người lao động nếu không tham gia hoặc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không đầy đủ, kịp thời mà gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.

Việc sửa đổi, bổ sung như trên nhằm hạn chế tối đa tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, đặc biệt chậm đóng, trốn đóng thời gian dài dẫn đến không có khả năng thu hồi, góp phần đảm bảo quyền tham gia và thụ hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn