MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Đề xuất bỏ trường hợp xem xét tỷ lệ tinh giản biên chế cao hơn 1%

Minh Hương LDO | 10/05/2023 16:09
Bộ Nội vụ hiện đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định đề xuất về biên chế và vị trí việc làm của công chức thay thế cho Nghị định 62/2020/NĐ-CP, trong đó có đề xuất bỏ trường hợp xem xét tỷ lệ tinh giản biên chế cao hơn 1%.
 Bộ Nội vụ hiện đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định đề xuất về biên chế và vị trí việc làm của công chức. Ảnh minh hoạ: Phương Ngân.

Nội dung cụ thể của đề xuất về biên chế công chức là bỏ quy định các Bộ, ngành, địa phương không gửi kế hoạch biên chế công chức thì sẽ bị xem xét tỷ lệ tinh giản biên chế cao hơn 1% với tỷ lệ giảm biên chế theo lộ trình hàng năm.

Cụ thể, Điểm c Khoản 2 Điều 12 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định, các Bộ, ngành, địa phương phải gửi kế hoạch biên chế công chức hằng năm theo thời hạn dưới đây:

Chậm nhất ngày 15.6 hằng năm: Gửi cho Bộ Nội vụ hồ sơ kế hoạch biên chế công chức gồm Văn bản đề nghị kế hoạch biên chế công chức hằng năm; kế hoạch biên chế công chức hằng năm; bản sao văn bản quyết định hoặc phê duyệt biên chế công chức của năm trước liền kề với năm kế hoạch để Bộ Nội vụ thẩm định.

Chậm nhất 20.7 hằng năm: Bộ Nội vụ sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng biên chế công chức của các Bộ, ngành, địa phương.

Do đó, theo quy định hiện nay, nếu việc gửi kế hoạch biên chế công chức không đúng theo thời hạn nêu trên, tỷ lệ tinh giản biên chế của các Bộ, ngành, địa phương sẽ cao hơn 1% so với tỷ lệ theo lộ trình hằng năm.

Do việc thay đổi trong thời gian lên kế hoạch biên chế công chức (từ hằng năm thành 5 năm) nên thời hạn gửi kế hoạch biên chế công chức 5 năm cũng có sự thay đổi như sau:

Trước ngày 1.4 của năm trước liền kề năm đầu tiên của kế hoạch biên chế công chức 5 năm: Gửi hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị kế hoạch biên chế công chức 5 năm; kế hoạch biên chế công chức 5 năm; bản sao văn bản quyết định/phê duyệt biên chế công chức 5 năm, hàng năm trước liền kề với 5 năm kế hoạch.

Trước ngày 1.6 năm trước liền kề năm đầu tiên của kế hoạch biên chế công chức 5 năm: Bộ Nội vụ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ báo cáo về quản lý biên chế quyết định biên chế công chức 5 năm của Bộ, ngành, địa phương.

Về kế hoạch biên chế công chức:

Đây là một trong những điểm đáng chú ý của đề xuất về biên chế công chức và vị trí việc làm mới nhất. Theo đó, Điều 11 dự thảo Nghị định về vị trí việc làm và biên chế công chức quy định, việc xây dựng kế hoạch biên chế công chức 5 năm căn cứ vào:

Vị trí việc làm, khối lượng công việc của từng vị trí việc làm trừ hỗ trợ phục vụ.

Mức độ hiện đại hoá của công sở cũng như các trang thiết bị, phương tiện làm việc và việc ứng dụng công nghệ thông tin.

Việc sử dụng thực tế biên chế công chức được giao.

Với các cơ quan, tổ chức hành chính ở địa phương còn phải căn cứ thêm vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính ở cấp huyện, cấp xã và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Trong khi đó, hiện nay, căn cứ Điều 10 Nghị định 62/2020/NĐ-CP, cơ quan, tổ chức xây dựng kế hoạch biên chế công chức hằng năm của cơ quan mình.

Như vậy, thay vì phải xây dựng kế hoạch biên chế công chức hằng năm thì dự thảo đã đề xuất kéo dài thời gian này lên 5 năm một lần.

Đề xuất này bắt nguồn từ quy định tại Quy định 70-QĐ/TW 2022. Cụ thể, một trong những nguyên tắc quản lý biên chế là hệ thống chính trị có tổng biên chế được quyết định theo nhiệm kỳ 5 năm và khi cần thiết.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn