MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ảnh minh họa: Hải Nguyễn.

Điều cần biết về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

LƯƠNG HẠNH LDO | 21/12/2022 23:00
Để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức thì công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức là một trong những giải pháp căn bản. 

Hình thức bồi dưỡng

Hình thức bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo Điều 15 Nghị định 101/2017/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 89/2021/NĐ-CP) bao gồm:

- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.

- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý.

- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã.

- Bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm.

Nội dung bồi dưỡng

Theo Điều 16 Nghị định 101/2017/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 89/2021/NĐ-CP) thì nội dung bồi dưỡng cán bộ, công chức và viên chức bao gồm:

- Lý luận chính trị.

- Kiến thức quốc phòng và an ninh.

- Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước.

- Kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm.

Chương trình, tài liệu bồi dưỡng 

Chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo Điều 17 Nghị định 101/2017/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 89/2021/NĐ-CP). 

Chứng chỉ bồi dưỡng 

Các chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo Điều 26 Nghị định 101/2017/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 89/2021/NĐ-CP:

- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu cấp chứng chỉ các chương hình bồi dưỡng được giao thực hiện.

- Viên chức có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật được sử dụng thay thế chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tương ứng.

- Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã sử dụng trên phạm vi toàn quốc. Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về quản lý, sử dụng và mẫu chứng chỉ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn