MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Các doanh nghiệp ký biên bản thanh tra việc chậm đóng BHXH. Ảnh: BHXH

Doanh nghiệp nợ BHXH, quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng

Hà Anh LDO | 22/12/2023 16:37

Thời gian qua, tình trạng doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) vẫn có diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Để giúp người lao động hiểu rõ về quyền lợi BHXH của mình, phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông BHXH TP Hà Nội.

Bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông BHXH TP Hà Nội. Ảnh: Minh Ánh

Xin bà cho biết, tội trốn đóng BHXH bị xử lý thế nào?

- Theo quy định tại điều 216 Luật Hình sự 2015: “Tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động

1. Người nào có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 6 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm:

a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng năm đến 3 năm:

a) Phạm tội 2 lần trở lên;

b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;

d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;

c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.

Đối với hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN của người sử dụng lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng (Theo quy định tại điểm a khoản 7 điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP ngày 17.1.2022).

Vậy công ty đang nợ tiền BHXH nên chưa chốt sổ cho người lao động, nhưng người lao động vẫn muốn cơ quan BHXH xác nhận thời gian tham gia BHXH thì giải quyết như thế nào, thưa bà?

- Căn cứ khoản 5 Điều 21 Luật BHXH năm 2014 quy định trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động: “Phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”.

Căn cứ Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 46 quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Công văn số 2525/VBHN-BHXH ngày 15.8.2023 của BHXH Việt Nam về việc ban hành văn bản hợp nhất quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN quy định việc ghi, xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trong sổ BHXH: “Đối với đơn vị chậm đóng tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động. Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn chậm đóng thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH”.

Người lao động cần đến công ty để yêu cầu lãnh đạo thực hiện trách nhiệm đóng đủ và xác nhận thời gian đóng BHXH theo quy định.

Người lao động đã được cấp thẻ BHYT nhưng công ty đang nợ tiền BHXH thì thẻ BHYT của người lao động có được gia hạn và có giá trị sử dụng không, thưa bà?

- Căn cứ Khoản 9 Điều 13 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17.10.2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT quy định: “Giá trị sử dụng của thẻ BHYT tương ứng số tiền đóng BHYT theo quy định”.

Căn cứ Khoản 3 Điều 49 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật BHYT số 46/2014/QH13 quy định xử lý vi phạm đối với cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật:

“a) Phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của quỹ BHYT;

b) Phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ BHYT”.

Vì công ty nợ tiền BHXH, BHYT thì thẻ BHYT của người lao động chưa được gia hạn giá trị sử dụng thẻ BHYT và công ty sẽ bị xử lý vi phạm theo Khoản 3 Điều 49…

Xin trân trọng cảm ơn bà.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn