MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Đối tượng công chức nào có thể phải kiểm định chất lượng đầu vào?

LƯƠNG HẠNH LDO | 06/08/2022 16:30

Mới đây, Bộ Nội vụ đã ban hành dự thảo Nghị định hướng dẫn kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Theo tinh thần của Nghị quyết số 26 ngày 19.5.2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, cần phải kiểm định chất lượng đầu vào của công chức để tuyển dụng công chức theo yêu cầu.

Bên cạnh đó, Khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2008 cũng khẳng định:

Thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 37 của Luật này. Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được thực hiện theo lộ trình, bảo đảm công khai, minh bạch, thiết thực, hiệu quả.

Theo đó, khi tuyển dụng công chức, bắt buộc phải kiểm định chất lượng đầu vào trừ các đối tượng sau đây:

Các đối tượng được tuyển dụng vào công chức thông qua hình thức xét tuyển:

Người cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

Người học theo chế độ cử tuyển và sau khi tốt nghiệp thì về công tác tại địa phương nơi cử đi học.

Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.

Đối tượng được tiếp nhận vào công chức không thông qua thi tuyển và xét tuyển:

Viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập.

Cán bộ, công chức cấp xã.

Người hưởng lương trong quân đội, tổ chức cơ yếu nhưng không phải công chức.

Người đang là Chủ tịch Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng… của doanh nghiệp Nhà nước hoặc doanh nghiệp Nhà nước có 50% vốn điều lệ… được bổ nhiệm vào công chức để giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Người trước đây là cán bộ, công chức và sau đó được điều động, luân chuyển giữa các vị trí khác không phải cán bộ, công chức tại cơ quan, tổ chức khác

Như vậy, trừ các đối tượng này, những người khác khi được tuyển dụng vào công chức thì bắt buộc phải thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn