MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Dư luận dậy sóng, người phản đối, người đồng tình với logo bán “bún bò Huế“

Hoàng Dung LDO | 08/08/2016 15:57
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu “Bún bò Huế” do ông Phan Ngọc Thọ, phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh, ký ngày 13-7-2016. Việc này đang gây ra nhiều bức xúc thắc mắc khi gắn với một món ăn quen thuộc của người Việt.

Văn bản này có 19 điều, quy định cụ thể các điều kiện, tiêu chí, phương thức quản lý, cấp, sử dụng và thu hồi nhãn hiệu chứng nhận “Bún bò Huế”... UBND tỉnh giao Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên - Huế quản lý nhãn hiệu này.

UBND tỉnh đưa ra tiêu chí và logo liệu có đúng?

Sau khi ban hành, có rất nhiều ý kiến trái chiều về văn bản nói trên. Đặc biệt là có rất nhiều ý kiến bức xúc cho rằng họ đã kinh doanh bún bò Huế lâu rồi, nay “đùng một cái” phải kéo về Huế để đăng ký sử dụng nhãn hiệu “Bún bò Huế”, đó là điều vô lý, chẳng khác một loại “giấy phép con” mà chủ trương chung đang dần loại bỏ...

Nhiều người cho rằng, nếu như kinh doanh “Bún bò Huế” phải ra Huế xin phép vậy “Tôi đang tự sản xuất và bán bánh canh và bánh tráng Trảng Bàng gần 10 năm nay tại Cà Mau. Vậy tương lai tôi có cần lên Tây Ninh xin giấy phép?...”

Hay cũng có người cho rằng “nếu noi gương Huế, có lẽ các tỉnh thành khác sẽ có "quy chế xin phép" cho Phở Hà Nội, Phở Nam Định, Hủ Tiếu Mỹ Tho, Mì Quảng... Tôi tự hỏi: Các vị quan chức ở Huế đang "vận dụng cơ chế kinh tế thị trường theo kiểu Huế" chăng?

Một số ý kiến cho rằng : “Đăng ký nhãn hiệu này ở Huế là không đúng với hiện trạng thực tế. Bún bò ở Huế không bao giờ được gọi là Bún bò Huế mà chỉ gọi là bún bò, và đặc trưng sợi bún lẫn thức ăn đều không giống với bún bò Huế ở Sài Gòn. Chỉ có ở Sài Gòn người ta bắt đầu định nghĩa Bún bò Huế (và từ đó lan ra cả nước), bún bò Huế ở Sài Gòn khác hoàn toàn bún bò ở Huế, tôi có thể phân biệt được bún bò nào là bún bò Huế và bún bò nào làm ở Huế, ngay cả khi ở Huế tôi cũng dễ dàng phân biệt được bún bò ở Sài Gòn hay bún bò ở Huế. Đừng lạm dụng đăng ký nhãn hiệu mà sai phạm, chỉ có ở Sài Gòn mới đăng ký nhãn hiệu bún bò Huế vì những quán đầu tiên đã tồn tại hơn 50 năm,  "bún bò Huế" (thực ra là bún bò Sài Gòn nhãn hiệu bún bò Huế) chỉ mới được bán ở Huế trong vài năm trở lại đây, trước đó họ chỉ bán bún bò (kiểu Huế)”.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, có thể sẽ bị kiện vì chiếm đoạt bản quyền của Dân Tộc Việt Nam, vì: 1. UBND này không phải là tác giả của món bún, có từ hàng ngàn năm nay. 2. Không có thực tế nào UBND lại có kinh nghiệm “nấu gia truyền” hơn những chuyên gia đang nấu bún hàng trăm năm nay? Không lẽ ông chủ tịch tỉnh là chuyên gia nấu bếp? 3. UBND tỉnh không phải là cơ quan buôn bán bản quyền, mà là cơ quan điều hành hành chính theo như quy định của Hiến Pháp và luật điều hành của chính phủ. 4. Chuyện vẽ 1 cái hình LOGO, rồi kiếm tiền, có phi pháp không? Rõ ràng đây là chuyện quái thai thời đại a còng. Hãy nhìn cho thật rõ, trên khắp quả địa cầu này, có cái ủy ban nào làm cái việc đó không?

 

Chỉ muốn có một logo đặc trưng cho “bún bò Huế”.

Nhưng theo quy định mới ban hành “Chỉ những ai muốn sử dụng logo của nhãn hiệu “Bún bò Huế” mới phải đăng ký và hoạt động theo tiêu chí của quy chế ban hành. Còn những người bán bún, kinh doanh bún bò Huế bình thường, nếu không có nhu cầu sử dụng logo nhãn hiệu tập thể của UBND tỉnh thì vẫn hoạt động bình thường không ảnh hưởng gì cả”- ông Thắng nói. 

“Cũng giống như các quán cà phê, nếu ai bán cà phê Trung Nguyên thì phải đáp ứng các tiêu chí, điều kiện của Trung Nguyên, hay tiệm phở nào sử dụng nhãn hiệu Phở 24 thì phải đảm bảo các yêu cầu của Phở 24… còn lại thì các quán cà phê, quán phở khác không sử dụng nhãn hiệu đó thì vẫn hoạt động bình thường”- ông Thắng khẳng định.

 

Logo "bún bò Huế" mà UBND tỉnh đưa ra. 

Nhiều người đồng quan điểm với UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho rằng, cần phải lập ra một thương hiệu cho bún bò Huế để có thể phát triển du lịch, cũng như thu hút khách du lịch ở nước ngoài. Mỗi khi họ đến Huế thương hiệu đầu tiên họ muốn tìm là bún bò Huế và với vô số quán bún bò Huế như vậy, họ không thể tìm cho mình một quán “bún bò Huế” đúng tiêu chuẩn. Bởi đối với khách du lịch, họ rất thích ăn những món đặc trưng của nơi họ đến mà cũng cần phải ngon, đạt tiêu chuẩn. Có như vậy thương hiệu bún bò Huế mới có thể phát triển và vang danh khắp thế giới.

Tỉnh Thừa Thiên-Huế muốn quản lý cái nhãn hiệu thương mại "Bún bò Huế" (trade mark) thôi, thời buổi quảng bá du lịch mà, ai muốn treo cái logo ấy cho oai thì cứ đăng ký với tỉnh. Còn nấu kiểu Sài Gòn, kiểu Huế, kiểu Mỹ gì đó cũng được vì chất lượng tô bún bò do người dùng quyết định. Nấu dở thì không còn khách ăn, nấu ngon mà mắc một chút cũng tràn ngập khách chứ đâu cần cái logo ấy - (theo độc giả Anhbatu).

Cũng giống như Phở 24 hay cà phê Trung Nguyên cũng vậy, họ chỉ cần nhìn logo là ra ngay một trong số những thương hiệu nổi tiếng, và hiển nhiên họ sẽ chọn, thưởng thức những món ăn ngon có danh tiếng đó.

Vậy đây có phải là một trong những cách mà Huế muốn khẳng định thương hiệu “bún bò” nổi tiếng của địa phương mình bằng cách thiết kế logo đúng chuẩn tương tự những món ăn trước đó đã được xây dựng logo.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn