MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Các đơn vị thi công đang đóng trụ bê tông xuống sông Hương để đổ dầm làm mặt đường. Ảnh: Điền Quang.

Đường đi bộ “ngốn” 3.518 m2 gỗ lim: Lỗ hổng về pháp lý

QUANG ĐẠI LDO | 01/03/2018 07:00
Mặc dù ngay từ khi có thông tin, dư luận và giới chuyên môn đều phản đối phương án làm đường đi bộ lát gỗ lim tại Huế. Tuy nhiên, dự án “chẳng giống ai” này vẫn được triển khai, dự kiến sẽ tiêu thụ hơn 3.500 m2 gỗ lim.

Phương án bị phản đối vì lượng kinh phí lớn để mua gỗ, nếu sử dụng bêtông vân giả gỗ sẽ tiết kiệm được rất nhiều. Các chi tiết gỗ ngoài trời, không được che chắn sẽ nhanh chóng bị xuống cấp, hư hại.  

Mặt khác, tiêu thụ lượng gỗ quý lớn ở một công trình công cộng là phản cảm, góp phần tiếp tay, khuyến khích nạn phá rừng, hủy hoại môi sinh, cho dù gỗ được khai thác ở nước nào. Dự án này sẽ tạo ra tiền lệ xấu về cách ứng xử không thân thiện với môi trường.

Tuy nhiên, dự án vẫn được triển khai, bất chấp phản ứng “có tình có lý” của dư luận. Nguyên nhân, chúng ta chưa có hành lang pháp lý, chế tài đối với trường hợp này.

Thiết nghĩ, việc bảo vệ môi trường, khuyến khích sử dụng các vật liệu thay thế gỗ tự nhiên, gỗ quý không nên chỉ dừng lại ở các biện pháp tuyên truyền, mà cần có văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể, bao gồm những trường hợp nghiêm cấm, có chế tài xử lý, những trường hợp khuyến khích, cần khen thưởng.

Cụ thể, đối với các công trình công cộng, cần nghiêm cấm sử dụng gỗ quý để thi công các chi tiết lộ thiên, không cho phép xây dựng công sở sử dụng gỗ quý tự nhiên đối với các hạng mục, thiết bị có thể sử dụng vật liệu thay thế.

Các cấp ủy đảng, cán bộ lãnh đạo cần có biện pháp nêu gương cho mọi người về việc hạn chế sử dụng gỗ quý, sử dụng vật liệu thay thế để góp phần bảo vệ rừng, và khuyến khích cách ứng xử văn minh.  

Nếu không có cơ chế xử lý, hành lang pháp lý cụ thể, đủ sức răn đe, thì không thể trị được bệnh “thích hoành tráng” của không ít cán bộ, công chức hiện nay.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn