MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Cấm xe máy trong nội đô từ năm 2025, nạn kẹt xe máy sẽ chấm dứt??? (ảnh minh họa)

Giải pháp để hạn chế xe máy cá nhân trong đô thị

Đỗ Văn Nhân LDO | 14/07/2016 07:13
Để đảm bảo văn minh đô thị, thành phố Hà Nội dự kiến đến năm 2025 sẽ dừng hoạt động xe máy cá nhân trong nội đô, đây là thông tin được dư luận hết sức quan tâm và chia sẻ nhiều chiều

 

Ai cũng biết xe máy cá nhân là yếu tố gây kẹt xe và hỗn loạn giao thông đô thị nhất là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, do đó nhiều năm qua, rất nhiều giải pháp được đặt ra như hạn chế xe máy cá nhân, hạn chế biển số xe ngoài tỉnh, thu phí phương tiện cá nhân hoặc “đẻ” ra quy định trên trời như “mỗi người chỉ được đăng ký một xe môtô hoặc xe gắn máy” (đã bỏ quy định này) hay điều chỉnh giờ làm việc của các cơ quan nhà nước…nhằm góp hạn chế kẹt xe và phần chỉnh trang giao thông đô thị. 

Nhưng tất cả các giải pháp đó hầu như chưa phát huy tác dụng bởi, xét về mặt quản lý nhà nước, thì chiếc xe máy cá nhân ảnh hưởng đến công các quản lý trật tự an toàn giao thông đô thị, tuy nhiên xét về tiện ích của chiếc xe máy mang lại cho từng cá nhân thì vô cùng lớn như thuận tiện cho việc đi lại, lưu thông hàng hóa nhỏ lẻ, cơ động trong mọi sinh hoạt của cá nhân. 

Hầu hết, mỗi người dân khi trưởng thành đều sở hữu một chiếc xe máy để phục vụ nhu cầu của cá nhân. Chính vì sự tiện ích của chiếc xe máy đối với người dân nên mọi giải pháp hạn chế xe máy của các nhà quản lý đều không mang lại hiệu quả.           

Giải pháp hạn chế xe máy ở đô thị là chủ trương đúng, nhưng để giải pháp đó có tính khả thi, hiệu quả theo tôi cần xây dựng luật để hạn chế xe máy áp dụng ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo một lộ trình thích hợp, chứ không phải chỉ áp dụng riêng ở thành phố Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh. 

Để người dân dần bỏ thói quen đi xe máy trong đô thị, thì cần phải xây dựng mạng lưới giao thông công cộng (xe buýt, tàu điện…) chất lượng, hiện đại; khẩn trương xây dựng mạng lưới hạ tầng giao thông theo kịp với sự phát triển của xã hội; xây dựng lộ trình hạn chế nhập khẩu xe máy; đánh giá chấtchất lượng, gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông; đồng thời, đề ra lượng xe máy của người dân hiện đang sử dụng để có biện pháp tịch thu và tiêu hủy những chiếc xe kém các giải pháp hạn chế tình trạnh nhập cư vào đô thị. Và quan trọng nhất đó là tích cực phổ biến, giáo dục pháp luật đối với người dân trong việc chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ, hình thành thói quen sử dụng phương tiện giao thông công cộng và ủng hộ giải pháp quản lý giao thông đô thị của Nhà nước… 

Nếu thực hiện đầy đủ các giải pháp nên trên thì mới có thể hạn chế được được xe máy cá nhân, góp phần

chỉnh trang đô thị và khắc phục tình trạng kẹt xe đang làm đau đầu các nhà quản lý và bức xúc của người dân, gây ra sự lãng phí rất lớn cho xã hội hiện nay. 

 

Đỗ Văn Nhân thành phố Kon Tum


Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn