MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Mặc dù góp tiền kéo đường điện nhưng sau đó, người dân ở buôn Ea Ring phải mua với giá cao. Ảnh: HL

Góp tiền làm đường dây nhưng mua điện giá cao?

Hữu Long LDO | 21/12/2019 13:06

Vì điều kiện khó khăn, nhiều thôn, buôn ở Đắk Lắk thường cử đại diện để ký hợp đồng kéo điện về để phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Sự việc không có gì đáng nói cho đến khi xuất hiện tình trạng người đại diện "độc quyền" đường điện.

Tháng 11.2015, Điện lực Buôn Hồ - Công ty Điện lực Đắk Lắk ký hợp đồng mua bán điện ở cấp điện áp 22kv với hộ ông Trần Văn Sơn (trú buôn Ea Ring, xã Ea Sin, huyện Krông Búk).

Cụ thể, giá bán điện là giờ bình thường 1.555 đồng/kWh, giờ thấp điểm 1.000 đồng/kWh và giờ cao điểm 2,871 đồng/kWh.

Công trình đường dây trung hạ áp và trạm biến áp 630kVA-22/0,4kV-cấp điện phục vụ bơm tưới cho các hộ dân tại buôn Ea Kring được các hộ trong buôn ủy quyền cho ông Sơn làm chủ đầu tư.

Sự việc sẽ không có gì đáng nói nếu sau khi điện được kéo về, giữa ông Sơn và người dân xảy ra tranh chấp, không đồng thuận về mức giá bán điện sau công tơ.

Ông Trần Quang Khải - Trưởng buôn Ea Ring, xã Ea Sin cho biết, do chưa có điện nên từ ngày thành lập buôn nên nay, cuộc sống và sản xuất của người dân gặp khó khăn.

“Năm 2014, hộ ông Sơn đứng ra nhận đi thu tiền của người dân mỗi hộ 18 triệu/1 ha và ký hợp đồng với ngành điện để kéo và bán lại điện cho bà con”  - ông Khải nói và cho biết, giá tiền theo hợp đồng 2.400 đồng/1kw (chưa thuế, tăng thay đổi theo giá điện của Nhà nước).

Tuy vậy, từ sau 2015, ông Sơn không nâng cấp đường dây, nhưng vẫn hợp đồng thêm nhiều hộ dân khác nữa, khiến cho các thiết bị sử dụng điện bị yếu, không khởi động được.

“Hiện nay, dân chúng tôi phải nộp 3.410 đồng/1kw. Nếu thu như thế này là quá cao so với quy định, trong khi đó điện không đủ sáng. Dân có ý kiến thì ông Sơn phớt lờ, không trao đổi, nhận ý kiến đóng góp của chúng tôi” – ông Lê Trọng Minh (56 tuổi, trú tại buôn Ea Ring) cho biết.

Ông Nguyễn Đình Lâm – Giám đốc Công ty Điện lực Buôn Hồ, Krông Búk thừa nhận, trường hợp người dân ủy quyền lại cho một người đứng tên đại diện hợp đồng không phải hiếm ở Buôn Hồ và Krông Búk.

Theo ông Lâm, chỉ có các hộ mua sinh hoạt thì ngành điện mới bán điện trực tiếp. Riêng đối với hộ dân sản xuất trên đất nông nghiệp thì ngành điện chưa đầu tư bán lẻ.

"Đối với trường hợp này, người dân sẽ hùn tiền và kéo đường điện lại. Chúng tôi chỉ tham gia vào kiểm tra an toàn sử dụng điện chứ giá thì cơ quan quản lý nhà nước mới là đơn vị quản lý” – ông Lâm cho biết.

Ông Lâm nói vậy nhưng trong văn bản ngày 6.12 của UBND huyện Krông Búk trả lời kiến nghị của người dân về việc "độc quyền" bán điện ở buôn Ea Ring lại đề nghị những hộ dân cần làm việc lại với ông Sơn để thống nhất lại mức giá bán điện.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn