MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Một khu nhà ở kết hợp với thương mại dịch vụ được xây dựng tại Bình Dương (ảnh Cty XLVT xây dựng 2)

Góp ý việc dừng cấp phép chuyển nhà ở sang thương mại, dịch vụ

Trung Hiếu LDO | 26/06/2020 10:02
Báo Lao Động, chuyên mục Bạn đọc số ra ngày 25.6 đề cập việc Sở Xây dựng TP Đà Nẵng có văn bản gửi các UBND quận, huyện, chủ đầu tư, công ty tư vấn trên địa bàn yêu cầu “Tạm dừng việc cấp giấy phép xây dựng mới công trình Nhà ở riêng lẻ kết hợp thương mại dịch vụ; tạm dừng việc chuyển đổi công năng một phần nhà ở sang thương mại dịch vụ" trên địa bàn thành phố”. Nhiều chuyên gia luật cho biết, văn bản này chưa phù hợp với quy định các bộ luật hiện hành.

Luật Dân sự số 33/2005/QH11; Luật Nhà ở năm 2014, số 65/2014/QH13 là hai bộ luật liên quan đến các quan hệ dân sự, bất động sản, động sản… đều không có điều khoản nào quy định cấm người dân, doanh nghiệp, chủ đầu tư sử dụng bất động sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp để tổ chức kinh doanh, dịch vụ, hoặc cho thuê kinh doanh, dịch vụ...

Một doanh nghiệp cho rằng, việc đặt trụ sở kinh doanh tại nhà riêng có rất nhiều ưu điểm: tiết kiệm thời gian tìm kiếm, đi lại, tiết kiệm tiền thuê,… đặt trụ sở công ty tại nhà riêng thì luật chỉ cấm đối với trường hợp là Chung cư.

Trong Luật doanh nghiệp không đề cập đến việc cấm đặt trụ sở công ty tại nhà riêng. Tuy nhiên, duy nhất, tại Khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở 2014 quy định: “Cấm sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở”. Nếu như cấm thì dân sẽ lách luật bằng cách xây các “nhà ở” riêng lẻ lên đến hàng chục phòng (thực tế đã có tại Đà Nẵng), mà ko tuân thủ các điều kiện về chỗ để xe, phòng cháy, chữa cháy... để được cấp phép. Sau đó dùng “nhà ở” đó để kinh doanh lưu trú. Hậu quả là càng quá tải hạ tầng và thiếu an toàn.

 Thực tế cho thấy tất cả các khu phố, tuyến phố trong đô thị Việt Nam đều là đa chức năng, bước chân ra khỏi cửa nhà ở là có quán ăn, chỗ đậu xe, sạp báo, nhà hàng... Bởi luật không có điều khoản nào cấm người dân mở cơ sở kinh doanh trong những khu biệt thự, villa vốn chỉ dùng để ở.

Ở một số đô thị trên thế giới, như Mỹ, Canada, châu Âu… chính quyền không cấp phép kinh doanh trong khu vực được quy hoạch là nhà ở. Các đô thị có những khu đơn chức năng (chỉ để ở) và những khu hỗn hợp đa chức năng (khu thương mại dịch vụ...).

Tại Việt Nam, muốn tạo một khu phố đơn chức năng, khu ở chỉ để ở trước hết phải sửa luật, cụ thể là sửa Luật doanh nghiệp về điều kiện kinh doanh. Chẳng hạn, muốn mở nhà hàng phải có chỗ đậu xe cho khách, mở trường học phải có khu vực đỗ xe dành cho phụ huynh... Đây có thể là những khu vực có quy chế đặc biệt và được luật bảo vệ để bảo đảm thực hiện tương tự như việc người ở chung cư phải chấp hành nội quy của chung cư. Khi một gia đình, cá nhân nào đó mua nhà ở khu này phải ký cam kết thực hiện theo quy chế của khu dân cư.

Hơn hết, chính quyền phải tạo điều kiện; hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp đầu tư những khu đô thị đơn chức năng theo nhu cầu của thị trường. Tại Đà Nẵng cũng đã có những đô thị đơn chức năng như Phúc Lộc Viên. Euro village...

Như vậy quy định của Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, tạm dừng cấp phép xây dựng nhà ở kết hợp với thương mại, dịch vụ hoặc chuyển đổi công năng tận dụng phần dư thừa để kinh doanh thương mại, dịch vụ, cần ấn định thời gian dừng đến bao giờ, khu vực cụ thể nào ? Và hơn hết, nội dung văn bản chưa phù hợp với pháp luật luật hiện hành. Đề nghị UBND Đà Nẵng, Bộ Xây dựng cần xem xét hủy bỏ...

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn