MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Bàn tay phải của cháu Kim Ngân không có ngón tay nên cháu phải viết bằng tay trái.

Hà Tĩnh: Khuyết tật bẩm sinh, vẫn không được công nhận người khuyết tật?

MINH LÝ LDO | 30/11/2017 09:31
Cháu Trần Thị Kim Ngân (SN 2005) tại Hương Sơn (Hà Tĩnh) mặc dù bị khuyết tật bẩm sinh, phần xương bả vai đến toàn bộ cánh tay phải bị teo lép, bàn tay không có ngón, nhưng không được công nhận là người khuyết tật.

Cháu Kim Ngân con anh Trần Tình và chị Phạm Thị Đào, trú thôn Nam Sơn, xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn. Gia đình anh chị  nhiều năm thuộc diện hộ nghèo.

Cháu Ngân là con gái thứ hai của gia đình, hiện học lớp 7A, trường Tiểu học và THCS Sơn Lễ. Theo mẹ cháu, Kim Ngân bị dị tật bẩm sinh, cánh tay phải bị teo lép, bàn tay không có ngón, nên không cầm được bất cứ thứ gì. Thỉnh thoảng trái gió trở trời, cơn đau lại hành hạ, cháu không ăn ngủ được. Mọi sinh hoạt từ ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân đến việc học tập của em gặp rất nhiều khó khăn. 

Điều trớ trêu là tuy cháu bị khuyết tật bẩm sinh, nhưng không hiểu sao đi khám lại không được các ngành chức năng Hà Tĩnh công nhận là “người khuyết tật”, nên không được hưởng bất cứ chế độ gì.

Ông Nguyễn Văn Duẩn, Chủ tịch UBND xã Sơn Lễ thừa nhận: “Vừa qua, xã có tổ chức khám cho các đối tượng khuyết tật, trong đó có cháu Ngân. Nhưng có thể do đoàn làm việc chỉ khám những điểm ngoài cơ thể, không phát hiện được dị tật ở tay và ngực bên phải của cháu Kim Ngân, nên kết luận chưa chính xác” (?).

Tuy nhiên, thực tế là dị tật của cháu Ngân thể hiện ở bàn tay, mà chỉ cần nhìn qua, ai cũng thấy.

Theo ông Duẩn, hiện có vài trường hợp thắc mắc như cháu Kim Ngân. Để đảm bảo quyền lợi cho các cháu thì phải chờ đến đợt 2, UBND xã Sơn Lễ sẽ thông báo cho cháu đến khám lại.

Khoản 1, điều 2, Nghị định số 28/CP ngày 10.4.2012, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật nêu:

Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân dẫn đến hạn chế vận động trong di chuyển.

Văn bản nói trên quy định: “Người khuyết tật nhẹ khi được Hội đồng y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động dưới 61%”.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn