MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Hàng hóa ế ẩm ở phố buôn bán sầm uất của Hà Nội

PHẠM ĐÔNG LDO | 06/10/2021 08:24

Dù mặt hàng quần áo, thời trang đã được TP.Hà Nội cho mở lại kinh doanh nhưng tuyến phố Hàng Ngang - Hàng Đào khá vắng vẻ, nhiều cửa hàng đóng cửa, hàng loạt biển cho thuê được treo lên.

TP.Hà Nội đã cho phép kinh doanh trở lại đối với một số mặt hàng nhưng do tình hình dịch bệnh vẫn diễn bến phức tạp nhiều cửa hàng vẫn rơi vào tình trạng ế ẩm, vắng khách.

Khung cảnh ảm đạm tại tuyến phố Hàng Ngang- Hàng Đào sau khi TP Hà Nội nới lỏng một số hoạt động trong đó có việc kinh doanh các mặt hàng thời trang.

Ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động tại tuyến phố Hàng Ngang - Hàng Đào, đây là khu vực buôn bán các sản phẩm thời trang, quần áo sầm uất, nhộn nhịp nhất của Hà Nội.

Trái ngược với không khí nhộn nhịp của thời gian trước, các cửa hàng tại đây đang rơi vào tình trạng vắng vẻ, ít người lui tới. Thậm chí, nhiều cửa hàng kinh doanh còn đóng im lìm "cửa đóng, then cài".

Các cửa hàng vẫn đóng kín, chưa mở kinh doanh trở lại.
Nhiều cửa hàng vẫn đóng kín.

Trao đổi với Báo Lao Động, chị Bùi Thị Thanh - chủ cửa hàng kinh doanh tại đây cho biết: "Từ ngày được mở lại đến nay, việc buôn bán gặp rất nhiều khó khăn. Một phần người dân vẫn có tâm lý dè dặt khi tới những nơi đông người do dịch bệnh. Một phần phần sau thời gian dịch bệnh kinh tế của mỗi gia đình chưa hồi phục nên ít mặn mà với việc mua sắm quần áo. 

Có những hôm mở cửa cả ngày cũng chỉ có bán được một số  sản phẩm, khách hàng cũng chỉ có vài người qua xem xong lại ra về. Bán hàng thì ế ẩm mà tiền mặt bằng vẫn phải thanh toán khiến khó khăn lại càng chồng chất". 

 Dù được nới lỏng nhưng kinh doanh trong thời điểm này vẫn gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, không ít các cửa hàng đồng loạt treo biển thông báo tìm người thuê mới. Nhiều chủ nhà chấp nhận giảm giá sâu so với mặt bằng cho thuê trước đây để sớm giao dịch.

Chị Lê Thị Quyên, chủ một cửa hàng trên phố Hàng Đào (Hà Nội) cho biết, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 suốt một thời gian dài khiến hoạt động kinh doanh của chị gặp nhiều khó khăn.

Hàng loạt biển "Cho thuê cửa hàng" được dựng lên. 

“Cứ làm được thời gian ngắn là lại bùng dịch nên nguồn thu không thể bù lại được chi phí, vốn cũng từ đó mà giảm dần. Đến bây giờ thì không thể kham nổi được nên đành phải chấp nhận đóng cửa và phải nhượng lại mặt bằng", chị Quyên cho hay.

Theo tìm hiểu của phóng viên, nếu như ở thời gian trước đây mặt bằng tuyến phố này có giá thuê xấp xỉ 1 triệu đồng/m2 thì hiện nay chỉ còn 500.000 - 600.000 đồng/m2. Các chủ nhà chấp nhận giảm giá hơn nữa trong đợt dịch này để có khách thuê.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn