MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Cán bộ bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội tư vấn về chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Ảnh: Hà Anh

Hiện nay có 2 trường hợp có thể về nghỉ hưu sớm

Hà Anh LDO | 15/06/2023 14:19

Bà Nguyễn Thị Ngọc Mai (Đan Phượng, Hà Nội) hỏi: Tôi là giáo viên đã công tác được 30 năm, nay tôi 53 tuổi, tôi có nguyện vọng xin nghỉ hưu sớm có được không? Quyền lợi tôi được hưởng cụ thể như thế nào?

Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội trả lời:

Hiện nay có 2 trường hợp có thể về hưu sớm, thứ nhất là giám định suy giảm sức khỏe, thứ hai là nghỉ theo Nghị định 29/2023/NĐ-CP có quy định về tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Đối với trường hợp giám định suy giảm sức khỏe, người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81% có thể nghỉ hưu sớm.

Mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH quy định và tương ứng với số năm đóng BHXH. Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Trường hợp người lao động nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%. Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 6 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

Còn đối với Nghị định 29/2023/NĐ-CP có quy định về tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức. Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn