MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Facebook "chính chủ" của Đỗ Thị Hà, Hoa hậu Việt Nam 2020.

Hoa hậu và từ... lóng

Trung Hiếu LDO | 23/11/2020 18:10
"Từ lóng" được cho là tục tĩu từng xuất hiện trên trang cá nhân của hoa hậu, có thể dung thứ, vì tuổi trẻ bốc đồng, nhưng người lớn cần phải thấy xấu hổ, vì trong đó có phần trách nhiệm của mình.

Mạng xã hội dậy sóng bởi những từ lóng không đẹp (viết tắt) của Hoa hậu Việt Nam 2020 Đỗ Thị Hà từng viết trên trang cá nhân. Nhiều người “sốc” vì cô gái được cho là "đẹp người, đẹp nết" bậc nhất, đại diện cho vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam lại nhiều lần dùng từ được Google giải thích như một từ lóng, suồng sã, tục tĩu…; tuy vậy ở nhóm dư luận khác cho rằng “chỉ là bốc đồng tuổi trẻ”…

Như tất cả các tân hoa hậu khác, cô sinh viên năm 2 Đại học Kinh tế quốc dân Đỗ Thị Hà trở thành từ khóa hot được tìm kiếm trên mạng xã hội. Trang cá nhân của cô nhanh chóng bị soi và nhiều bình luận, phát ngôn hàng ngày thiếu chuẩn mực của người đẹp này bị "đào" lại.

Thậm chí trong buổi họp báo sau đêm chung kết, khi được đặt câu hỏi về vấn đề này, tân Hoa hậu Việt Nam 2020 cho biết, cô là người vô tư, hay nói đùa và điều đó có thể khiến mọi người nghĩ không hay về cô…

Không chỉ có chuyện cô hoa hậu, mà vào nhiều quán xá hiện nay, không khó để nhận thấy khá nhiều nhóm học sinh, sinh viên mặt hoa, da phấn, đệm tự nhiên, ở mật độ cao những từ ngữ tục tĩu vào trong các cuộc nói chuyện.

Từ nhiều năm qua, dư luận xã hội không ít lần tranh luận về vấn nạn chửi thề cửa miệng của tuổi trẻ. Theo một nhà giáo, việc các em hay nói tục, chửi thề, vì cho rằng đó là “hiện đại” hoặc thể hiện bản lĩnh cá nhân...

Trong một hội thảo nhỏ về hiện tượng chửi thề, nói tục trong học sinh tại TP. Hồ Chí Minh, đa phần đại biểu khẳng định, hiện tượng đó trong giới trẻ cần được uốn nắn, sửa chữa, khắc phục.

Theo nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục TP. Hồ Chí Minh, các em đang có khuynh hướng xem đó là việc bình thường, nói không ngượng mồm. Đôi khi, các em coi đó là cách thể hiện “đẳng cấp”, bất cần đời"...

Và nguyên nhân của hiện tượng này được chỉ ra là do gia đình thiếu quan tâm giáo dục con, cháu trong lời ăn, tiếng nói chuẩn mực, từ khi các em bắt đầu học nói (nên nói gì, không được nói gì và tại sao như vậy).

Bên cạnh đó. sự gương mẫu của người lớn trong, ngoài gia đình góp vào việc hình thành lời ăn, tiếng nói có văn hóa cho trẻ; cùng với sự bàng quan của xã hội trước hiện tượng ngôn ngữ của trẻ bị biến dạng, nhưng không được nhắc nhở kịp thời, thậm chí làm ngơ vì ngại đụng chạm…

Nhưng hơn hết, sự ảnh hưởng của thông tin trên các trang mạng đã góp phần không ít. Ví dụ trên một trang giáo dục sức khỏe có bài “7 lợi ích khi bạn chửi thề… đúng lúc !” Hay “8 điều chưa biết về chửi thề”. Thậm chí có bài viết còn cho rằng việc chửi thề là… bình thường và hiện nay phổ biến trên thế giới.

Với câu chuyện cô hoa hậu từng có những từ không đẹp đẽ trên trang mạng cá nhân có thể được dung thứ, vì cô còn trẻ, học đòi bạn bè thể hiện mình. Tuy nhiên với người lớn, thì cần phải nhận thấy, hiện tượng chửi thề trong giới trẻ hiện nay là trái với thuần phong mỹ tục; đáng lo ngại về nhân cách, và không ít trong đó có trách nhiệm của mình.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn