MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Huyện miền núi biến những bãi rác, đất hoang thành nơi đáng sống

Lục Tùng LDO | 01/07/2022 09:22

An Giang – Huyện Tri Tôn từng bước đầu tư biến những bãi rác, đất hoang... thành nơi đáng sống từ kêu gọi xã hội hóa. 

Thời gian gần đây huyện Tri Tôn (An Giang) được xem như hiện tượng khi từng bước đầu tư, biến nhiều bãi rác lâu năm, những thửa đất hoang hóa tại các khu vực “nhạy cảm” vùng nội ô các thị trấn... thành nơi đáng sống.

Nói là hiện tượng vì đây là đầu tư đòi hỏi nhiều kinh phí, trong khi đó Tri Tôn là địa phương còn nhiều khó khăn khi vừa là miền núi, ven biên, lại có đông đồng bào Khmer sinh sống rải rác trong các phum, sóc... Tuy nhiên, từ năm 2019 đến nay, Tri Tôn đã đầu tư 9 công trình trọng điểm với tổng kinh phí 25 tỉ đồng.

Cụ thể như biến vùng đất hoang khu vực khóm 4, thị trấn Tri Tôn thành Công viên Lê Văn Tám, khu nhà tập thể lâu năm tại đường Nguyễn Trãi (thị trấn Tri Tôn) thành Quảng trường Nguyễn Trãi...

Tất cả được người dân đón nhận như nơi đáng sống. Bởi không chỉ góp phần chỉnh trang đô thị, với tiêu chí xanh, sạch, đẹp... nơi đây còn là điểm sinh hoạt cộng đồng, nơi tập thể dục và họp chợ đêm để người dân vui chơi, giải trí. Điều đáng nói là phần lớn nguồn kinh phí này được lãnh đạo huyện linh động vận động từ kêu gọi xã hội hóa.

Tri Tôn là huyện miền núi, ven biên, đông đồng bào Khmer sinh sống. Ảnh: LT
Tuy nhiên, thời gian gần đây Tri Tôn được xem như hiện tượng khi từng bước được xem như nơi đáng sống. Ảnh: LT
Khi từng bước đầu tư, biến những bãi rác, đất hoang hóa tại các vị trí “nhạy cảm” nội ô đô thị... thành các công trình sinh hoạt cộng đồng. Ảnh: LT
Đầu tư biến con đường nhỏ hẹp, nhiều rác thành tuyến đường rộng đẹp dẫn vào khu hồ Tà Pạ nổi tiếng qua danh xưng “tuyệt tình cốc“. Ảnh: LT
Với người dân địa phương, con đường mới thoáng rộng không chỉ có ý nghĩa chỉnh trang đô thị, mà còn là nơi để chiều chiều tập thể dục, tản bộ, giải trí... hữu ích sau một ngày làm việc mệt nhọc. Ảnh: LT
Liền bên con đường đó là Công viên Lê Văn Tám thoáng rộng và được bố trí các lô, nền để người dân họp chợ đêm. Trong ảnh là gia đình chị Néang Nây (dân tộc Khmer) xã Núi Tôn đến khu vực chợ đêm tại Công viên Lê Văn Tám thưởng thức món bánh mì bò nướng. Ảnh: LT
Huyện Tri Tôn đã biến bãi đất có nhiều công trình xuống cấp trên đường Nguyễn Trãi (thị trấn Tri Tôn) thành Quảng trường Nguyễn Trãi. Điều này không chỉ mang lại sân chơi hữu ích cho người dân địa phương mà còn tạo ra cầu nối giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Ảnh: LT
Cảnh quang đẹp từ Quảng trường Nguyễn Trãi nhìn về chùa Tà Pạ trên đỉnh “tuyệt tình cốc“. Ảnh: LT
“Tượng đài” đua bò đặc trưng của văn hóa, thể thao đồng bào Khmer vùng Bảy Núi được huyện Tri Tôn dựng lên ngay nền đất chợ Cây Me (cũ) cửa ngõ vào thị trấn Tri Tôn, không chỉ có ý nghĩa về chỉnh trang cảnh quang, mà còn như lời tự giới thiệu đầy tự hào về đặc sản văn hóa bản địa. Ảnh: LT
Các bờ sông đầy rác và cỏ dại ngày trước cũng từng bước được khang trang hóa, trở thành nơi đáng sông. Ảnh: LT
Những đầu tư này còn hướng tới chủ đích, tôn vinh các công trình tôn giáo đặc thù bản địa lên tầm cao mới, trở thành điểm đến không thể bỏ qua khi du khách đến Tri Tôn. Ảnh: LT
Những đầu tư tưởng chừng như rất đơn giản ấy chính là nền tảng để Tri Tôn vượt khỏi giới hạn của địa bàn vùng xa, trở thành điểm đến cho du khách, nhà đầu tư... Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022, nơi đây đã đón trên 500.000 lượt khách. Con số này có thể còn khiêm tốn, nhưng đó là khởi đầu cho sự thịnh vượng trong tương lai không xa của vùng đất từng một thời khó khăn chồng chất. Ảnh: LT

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn