MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Việc thực hiện bảng lương mới theo vị trí việc làm sẽ căn cứ tình hình thực tế. Ảnh: Tất Thảo

Khi nào thực hiện bảng lương mới theo vị trí việc làm?

QUỲNH CHI LDO | 19/08/2024 10:42

Bạn đọc Trần Hà hỏi: Khi nào sẽ thực hiện bảng lương mới theo vị trí việc làm và chế độ phụ cấp mới?

Công ty Luật TNHH YouMe cho hay, theo Kết luận 83-KL/TW năm 2024, Bộ Chính trị đã có những kết luận về nội dung cải cách tiền lương từ ngày 1.7.2024 theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công).

Lộ trình cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang với 6 nội dung cải cách theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 gồm:

- Xây dựng 5 bảng lương mới;

- Chế độ phụ cấp;

- Chế độ tiền thưởng;

- Chế độ nâng bậc lương;

- Nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương;

- Quản lý tiền lương và thu nhập.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 có nhiều khó khăn, vướng mắc, do đó, chỉ đủ điều kiện thực hiện được 4/6 nội dung cải cách tiền lương khu vực công. Cụ thể:

Thứ nhất: Chế độ tiền thưởng

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP, thực hiện chế độ tiền thưởng trên cơ sở thành tích công tác đột xuất và kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định.

Thứ hai: Chế độ nâng bậc lương

Theo Kết luận 83-KL/TW năm 2024 thì một trong những nội dung cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 được thực hiện từ 01/7/2024 là:

2. Về nội dung cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW

...

2.2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)

...

(3) Hoàn thiện chế độ nâng lương phù hợp với việc chuyển đổi quản lý và trả lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

...

Thứ ba: Nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 73/2024/NĐ-CP, nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương gồm:

- Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương:

+ Sử dụng 10% tiết kiệm chi thường xuyên dự toán năm 2024 tăng thêm so với năm 2023.

+ Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2024 sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí.

Thứ tư: Quản lý tiền lương và thu nhập

Theo tiểu mục 2.2.5 Mục 2 Kết luận 83-KL/TW năm 2024, theo tình thần Nghị quyết 27 sẽ hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập, gồm:

- Thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức để trả lương, thưởng và kết quả thực thi nhiệm vụ.

- Thẩm quyền của người đứng đầu được sử dụng quỹ tiền lương và kinh phí chi thường xuyên để thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và được quyết định mức chi trả thu nhập gắn với nhiệm vụ được giao.

- Mở rộng áp dụng thí điểm tiền lương tăng thêm đối với một số địa phương khi đủ điều kiện theo chủ trương tại Nghị quyết 27.

- Cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập phù hợp với nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập.

Như vậy, 2 nội dung cải cách tiền lương chưa thực hiện gồm các bảng lương mới (bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương); cơ cấu lại và sắp xếp thành 9 chế độ phụ cấp mới cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện từng bước, thận trọng do phát sinh nhiều bất cập.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn