MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ông Biện Văn Hoan, Phó Chánh án TAND tỉnh Bình Thuận, hướng dẫn ông Nén làm đơn yêu cầu bồi thường oan (ảnh minh họa)

Không lấy tiền ngân sách bồi thường án oan Huỳnh Văn Nén

Mai Linh LDO | 25/05/2016 10:30
Đó là ý kiến của Bạn đọc Báo Lao Động từ Bình Thuận gửi tới tòa soạn phản ánh về việc người dân ở địa phương cho rằng việc bồi thường oan sai cho ông Huỳnh Văn Nén là việc phải làm, nhưng tiền đó lấy ở đâu? Có phải đó là tiền của dân đóng thuế hay không? ? Đề nghị các tổ chức, cá nhân gây ra oan sai cho ông Nén phải bỏ tiền ra bồi thường

Trong đơn thư gửi tới Báo Lao Động, bạn đọc phản ánh, tại kỳ họp cuối cùng của HĐND tỉnh Bình Thuận (khóa IX) được tổ chức ngày 27.4, bà Nguyễn Thị Lý, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Bình Thuận đã thông báo cho biết cơ quan này đã tổng hợp được 81 ý kiến/ 570 lượt ý kiến cử tri gửi đến kỳ họp. Trong số đó, đặc biệt đối với vụ án oan sai của ông Huỳnh Văn Nén (H. Hàm Tân), cử tri cho rằng “TAND tỉnh Bình Thuận sẽ là nơi thực hiện việc bồi thường oan sai cho ông Nén. Nhưng tiền đó lấy ở đâu, có phải đó là tiền của dân hay không? Đề nghị các tổ chức, cá nhân gây ra oan sai cho ông Nén phải bỏ tiền ra bồi thường”. 

Cùng ngày, thẩm phán Trần Thị Thiên Hương đã thay mặt TAND tỉnh Bình Thuận ký thông báo chính thức thụ lý đơn yêu cầu bồi thường oan sai của ông Huỳnh Văn Nén. 

Trước những thông tin nêu trên, người dân không đồng tình với cách giải quyết như thế. Trước hết, cần đề nghị Bộ Tư pháp hệ thống lại toàn bộ diễn biến vụ án hình sự đối với ông Huỳnh Văn Nén, qua đó rút kinh nghiệm và có chủ trương, biện pháp giải quyết đúng đắn, có trách nhiệm chứ không nên nói thì kiên quyết, triệt để, nhưng rồi làm qua loa cho xong chuyện. 

Điều đáng nói trong vụ án này là quá trình Huỳnh Văn Nén bị giam trong nhà tù, đã có một phạm nhân làm đơn tố cáo kẻ giết người không phải là Huỳnh Văn Nén mà là một người khác và nêu danh tính rõ ràng… 

Lá đơn tố cáo của phạm nhân đó là chính xác 100% , đúng ra lá đơn đó được Viện kiểm sát và Tòa án tối cao xem xét và giải quyết một cách có trách nhiệm, thì hậu quả vụ án Huỳnh Văn Nén không phức tạp và kéo dài đến hôm nay. 

Thế nhưng Viện kiểm sát và Tòa án tối cao đã phó mặc cho Tòa án tỉnh Bình Thuận muốn làm gì thì làm. Kết quả là Huỳnh Văn Nén ngồi tù đến 17 năm. Bởi vậy, vụ án oan sai của Huỳnh Văn Nén trong đó không thể nói không có trách nhiệm của Viện kiểm sát tối cao và Tòa án tối cao. Còn với cơ quan tố tụng của tỉnh Bình Thuận bao gồm các  ngành: Công an, Viện kiểm sát, Tòa án đều là những cán bộ được đào tạo, có kiến thức, có trách nhiệm và được nhà nước trao cho quyền lực, nhưng đã không hoàn thành nhiệm vụ, gây ra vụ án oan sai đẩy một con người lương thiện phải chịu giam cầm 17 năm tù để nay nhà nước phải bồi thường số tiền 18 tỉ đồng. 

Dư luận xã hội và người dân đều biết, đây là số tiền được chi ra bằng ngân sách Nhà nước – là những đồng tiền của người dân đóng thuế mà có. Lẽ ra số tiền này được dùng xây trường học, làm nhà trẻ, bệnh xá hay được dùng vào những điều công ích của xã hội. Nhưng vì việc để xảy ra oan sai, ngoài chuyện làm mất uy tín của cơ quan bảo vệ pháp luật, họ còn gây thiệt hại không nhỏ đến ngân sách của địa phương. 

Vậy không lẽ các công chức cơ quan tố tụng của Bình Thuận và cả những người liên đới trách nhiệm được đứng ngoài cuộc, vô can? Dư luận đề nghị phải truy cứu trách nhiệm hình sự với những người có liên quan gây ra vụ án oan Huỳnh Văn Nén. Họ phải là những người bồi thường trong vụ án oan, không thể để cán bộ công chức gây oan sai, làm thiệt hại tiền của thì Nhà nước lại chi ngân sách bồi thường thay.

Mai Linh tổng hợp


 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn