MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nhiều người thường vui đùa nói con là lao động chính trong dịp Tết. Ảnh minh họa LDo

Không nên nói đùa con là "lao động chính ngày Tết"

Minh Hạnh LDO | 09/02/2024 12:12

Việc nhiều bậc cha mẹ trêu đùa nhau chụp ảnh khoe con là "lao động chính ngày Tết" mà không biết rằng việc làm này vô hình chung đã làm hư trẻ nhỏ.

Muối mặt vì còn đòi tiền xì xì

Quan niệm lì xì là tượng trưng cho những lời chúc may mắn đầu năm, tuy nhiên không ít người đã gặp chuyện dở khóc dở cười khi lì xì vào ngày đầu năm.

Nhớ lại dịp Tết năm ngoái, chị Lê Thị Vân (Cầu Giấy, Hà Nội) được một phen đỏ mặt khi con chủ động tìm hết người này đến người kia để đòi tiền lì xì. Đi đến đâu, cậu con trai mới 5 tuổi của chị cũng khoe mình là "lao động chính" trong nhà.

Nguyên nhân trước đó, vợ chồng chị Vân thường nói đùa với con rằng: "Tết này em Bi là lao động chính đấy, nhớ không chạy loanh quanh, đi theo bố mẹ để nhận tiền lì xì nhé".

Cũng gặp tình huống tương tự chị Vân, chị Nguyễn Thị Hòa (Tam Điệp, Ninh Bình) lại từng “muối mặt” khi con mình hỏi tiền lì xì trước mặt khách. Chị kể một lần khách đến chơi nhà dịp Tết, trong lúc đang nói chuyện, con liền chạy ra, thì thầm vào tai chị và hỏi: “Bác chưa lì xì cho con hả mẹ?”.

“Ban đầu, tôi chỉ nghĩ đơn giản con còn nhỏ, tính lại hiếu động nên không để ý. Sau nhiều lần con có hành động không đúng mực, tôi đã phải xem lại cách dạy con nhận lì xì”, chị Hòa nói.

Theo anh Lê Tuấn (Mễ Trì, Hà Nội), một lần đi chúc Tết mừng tuổi vì quá đông trẻ nhỏ, anh Lê Tuấn phát lì xì cho trẻ với mức chung là 20.000 đồng. Tuy nhiên có một bé đã xé ngay bao lì xì, rút tờ tiền và quay lại nói với bố mẹ rằng “có mỗi 20.000 đồng".

“Khi đó, tôi “chữa cháy” cho bố mẹ cháu bằng cách giải thích tiền mệnh giá nhỏ, nhưng nó sẽ mang lại may mắn cả năm cho người nhận”, anh Tuấn kể.

Dạy trẻ cư xử văn hóa khi nhận tiền lì xì ngày tết

Đôi khi vì sự vô tư của các bé như mở ngay phong bao ra xem bao nhiêu tiền, thậm chí là chê bôi và từ chối nhận nếu như số tiền quá ít...

Các chuyên gia cho rằng, không ai khác là gia đình phải hỗ trợ giúp các em hiểu về những câu chuyện liên quan đến nhận lì xì, hướng dẫn các em, dạy, thậm chí dỗ từng bước để tạo nên thói quen và trở thành nét văn hóa trong trẻ nhỏ khi nhận lì xì.

Ứng xử khi được lì xì

Bố mẹ nên giải thích để trẻ hiểu, khi trẻ nhận được lời chúc may mắn, yêu thương từ người khác thì bản thân các con cũng cần biết cách chia sẻ niềm vui, may mắn đến người đối diện. Vì vậy, khi nhận được mừng tuổi, các con phải bày tỏ thái độ biết ơn và chúc Tết lại người lớn với những lời chúc phúc, may mắn đầu năm.

Kỹ năng sống được hình thành thông qua một quá trình, vì vậy, bố mẹ nên tạo điều kiện để trẻ có cơ hội tập luyện.

Quản lý, tiết kiệm lì xì

Bố mẹ có thể chia sẻ với con một vài bí quyết để sử dụng hợp lý số tiền này như một người lớn thực sự. Đây cũng là lúc mà con có thể xây dựng cho mình kỹ năng sống: quản lý tài chính thông minh.

Hoặc có thể dạy con tự tay đút tiền vào lợn đất để tiết kiệm dùng cho nhiều khoản chưa có kế hoạch sau này, hay mua một món đồ trong gia đình với tư cách là một thành viên trong gia đình.

Lập kế hoạch sử dụng tiền như một người trưởng thành

Bố mẹ có thể giúp trẻ lên kế hoạch chi tiêu hàng tháng với số tiền lì xì mà mình có được sau những ngày Tết. Với mỗi tháng kế hoạch hoạt động của các bạn sẽ khác nhau do đó tiền chi tiêu cũng có thể khác nhau...

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn