MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Làm giả nhãn mác sản phẩm là xâm phạm lợi ích người tiêu dùng. Ảnh: Quản lý thị trường

Làm giả nhãn mác sản phẩm là xâm phạm lợi ích người tiêu dùng

Đặng Tiến LDO | 01/04/2023 11:59

Cục Quản lý Thị trường Hà Nội vừa phát hiện và tạm giữ lô hàng hóa gần 10.000 sản phẩm là quần áo, giày dép, phụ kiện thời trang... Theo quy định của pháp luật, việc làm giả mác sản phẩm thương hiệu hàng hoá là xâm phạm lợi ích người tiêu dùng.

Thông tin từ Cục Quản lý Thị trường Hà Nội, đơn vị này đang tạm giữ và tiếp tục điều tra lô hàng hóa 7.850 sản phẩm gồm: Quần áo, giày dép, phụ kiện thời trang, thực phẩm bổ sung….  có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam để điều tra.

Trước đó, ngày 17.3.2023, Đội Quản lý Thị trường số 17 thuộc Cục Quản lý Thị trường Hà Nội phối hợp cùng Đội 5, Phòng PC03, Công an TP. Hà Nội đã tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh có địa chỉ tại số NO.06 LK6-10 khu Dọc Bún 1, Khu đô thị Văn Khê, phường La Khê, quận Hà Đông, TP. Hà Nội.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện và tạm giữ lô hàng hóa gồm 7.850 sản phẩm, toàn bộ số hàng hóa trên có nguồn gốc từ nước ngoài, không có nhãn phụ bằng chữ tiếng Việt. Trị giá lô hàng hóa vi phạm tạm ước tính trên 1 tỉ đồng. Đáng lưu ý, số hàng hóa trên mang các nhãn hiệu đã và đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở kinh doanh đã không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh số hàng hóa nói trên.

Theo quy định, việc sản xuất, buôn bán hàng giả  là xâm phạm các quy định của Nhà nước trong quản lý thị trường, xâm phạm lợi ích người tiêu dùng, quyền được bảo hộ của các doanh nghiệp, các nhà sản xuất kinh doanh.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, luật sư Nguyễn Đức Toàn (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết, theo quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, ngày 26.8.2020 của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo luật sư Nguyễn Đức Toàn, sản xuất hàng giả là hành vi sản xuất ra các loại hàng hóa tiêu dùng không đảm bảo chất lượng, đúng kiểu dáng, nhãn hiệu và chất lượng đã đăng ký, hoặc nhái lại kiểu dáng của các thương hiệu nổi tiếng đã đăng ký bản quyền... "Việc buôn bán hàng giả là hành vi mua hàng biết rõ là hàng giả với giá rất rẻ và dùng các thủ đoạn gian dối để bán cho người tiêu dùng với giá của hàng thật" luật sư Nguyễn Đức Toàn cho hay.

Theo quy định, đối với hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại Điểm đ Khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, mức phạt tiền như sau: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn