MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Làng nghề vang bóng một thời nay vắng tiếng thoi đưa.

Làng nghề chiếu Cẩm Nê đâu rồi những tiếng thoi đưa

S.Tùng - N.Nguyễn LDO | 01/01/2018 07:21

Nhiều năm qua, các làng nghề truyền thống ở miền Trung tồn tại trong khó khăn, trong đó có làng chiếu Cẩm Nê.

Làng chiếu Cẩm Nê thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, cách trung tâm Đà Nẵng 15km. Xưa nay, làng nghề nổi tiếng với những sản phẩm kỳ công, bền đẹp. Theo các bậc cao niên trong làng, chiếu Cẩm Nê từng được sử dụng ở nội triều các vua nhà Nguyễn, nhiều nghệ nhân được ban sắc phong khen thưởng.

Các nghệ nhân trong làng cho biết, nghề làm chiếu có nguồn gốc từ Hoằng Hóa (Thanh Hóa), theo chân những người di cư vào khoảng thế kỷ 15. Nhưng phải đến thời nhà Nguyễn, chiếu Cẩm Nê mới được biết đến, giúp dân làng gắn bó và sống tốt với nghề.

Để có một sản phẩm tốt, phải trải qua rất nhiều công đoạn. Cói làm chiếu làng Cẩm Nê được mua từ Bình Định và phải được giũ sạch. Sau đó, cói được phơi khô rồi nhúng nước cho mềm trước khi dệt.

Khác với những loại chiếu khác, chiếu Cẩm Nê không se đay cho săn mà chỉ chắp đay thành sợi và buộc chặt vào khung dệt. Cói làm chiếu Cẩm Nê phải được đun, nhuộm màu trước khi dệt. Điều này giúp tạo ra sản phẩm dày dặn, mịn và ít phai màu.

Về công đoạn dệt chiếu ở Cẩm Nê, mỗi khung dệt có hai người tham gia. Trong đó, một người phụ trách luồn cói và người kia dùng go dệt chắc cói vào đay.

Vốn là nghề truyền thống được tất cả các hộ gia đình trong làng đều coi là nghề để kiếm sống, tới nay, làng Cẩm Nê chỉ còn vài hộ tiếp tục theo nghề.

Cói làm chiếu Cẩm Nê phải được đun, nhuộm màu trước khi dệt giúp sản phẩm dày dặn, mịn và ít phai màu.
Những nghệ nhân hiếm hoi còn sót lại của làng chiếu Cẩm Nê.
Về công đoạn dệt chiếu ở Cẩm Nê, mỗi khung dệt có hai người tham gia. Trong đó, một người phụ trách luồn cói và người kia dùng go dệt chắc cói vào đay.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn