MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Nữ công nhân khu công nghiệp thăm khám sức khoẻ sinh sản. Ảnh: Hải Nguyễn

Lao động nữ tham gia BHXH từ đủ 6 tháng trở lên được hưởng chế độ thai sản

Hà Anh LDO | 10/03/2024 16:04

Chị Trần Huyền Trang (Hà Nội) hỏi: Tôi đi sinh bé tại viện nhưng không sử dụng thẻ bảo hiểm y tế mà doanh nghiệp đóng. Như vậy tôi có được chế độ thai sản không?

BHXH Việt Nam trả lời:

* Về điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định tại Khoản 1, 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi”.

Theo đó, tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29.12.2015 hướng dẫn chi tiết về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau: “Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng BHXH, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng BHXH thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.”

Như vậy, để được hưởng chế độ thai sản bạn cần tham gia BHXH bắt buộc từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Theo đó, tại Công văn số 4733/BHXH-CSXH ngày 18/12/2019 của BHXH Việt Nam gửi BHXH các tỉnh thành về việc chấn chỉnh và hướng dẫn xử lý một số tồn tại trong công tác tổ chức thực hiện BHXH, BHTN quy định trong việc giải quyết chế độ ốm đau, thai sản: Phải thực hiện kiểm tra, rà soát kỹ các giấy tờ làm căn cứ giải quyết hưởng như Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, Giấy ra viện, Giấy chứng sinh, Giấy khai sinh…; thời gian đóng BHXH, dữ liệu giải quyết hưởng các chế độ BHXH; thực hiện đối soát dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh trên Cổng tiếp nhận dữ liệu Hệ thống thông tin giám định BHYT (bao gồm cả đối soát giám định BHYT và đối soát chứng từ) đảm bảo giải quyết đầy đủ, chính xác, kịp thời, chế độ đối với người lao động.

Đối với các trường hợp đề nghị thanh toán hưởng chế độ ốm đau, thai sản mà không có dữ liệu về KCB trên Cổng thông tin Giám định BHYT thì kịp thời phối hợp với cơ sở KCB để xác minh thông tin KCB làm căn cứ giải quyết hưởng chế độ BHXH nhưng không được quá thời hạn giải quyết theo quy định. Trường hợp không đảm bảo được thời hạn giải quyết theo quy định thì tạm thời giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản đối với người lao động, đồng thời lập danh sách để tiến hành kiểm tra theo quy định tại QĐ số 166/QĐ-BHXH ngày 31.1.2019 của BHXH Việt Nam.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cung cấp thông tin về điều kiện hưởng trợ cấp thai sản và hướng dẫn giải quyết chế độ để bạn được biết và đối chiếu. Đề nghị bạn liên hệ cơ quan BHXH tại địa phương nơi tham gia BHXH để được kiểm tra, hỗ trợ trực tiếp.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn