MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Lương hưu tăng ít nhất 15% từ 1.7, cách tính có thay đổi không?

Phương Minh LDO | 18/02/2024 19:04

Bạn đọc hỏi: Mới đây, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, năm 2024, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018. Nếu mức lương của cán bộ công chức, viên chức tăng 23,5% thì ít nhất lương hưu phải tăng 15%. Vậy khi tăng lương hưu thì cách tính có thay đổi không?

Theo Công ty Luật TNHH YouMe: Hiện nay, cách tính lương hưu được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:

Lương hưu hằng tháng = Tỉ lệ hưởng hằng tháng x mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Về Tỉ lệ hưởng lương hưu: Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Điều 16 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

Tỉ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu như sau:

Trong đó: Mức tỉ lệ hưởng lương hưu tối đa là 75%.

Khi tính tỉ lệ hưởng lương hưu trường hợp thời gian đóng đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 1 tháng đến 6 tháng được tính là nửa năm; từ 7 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Trường hợp người lao động nghỉ hưu trước tuổi thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu được quy định tại Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP.

Như vậy, theo công thức trên thì lương cơ sở không phải là đối tượng điều chỉnh trực tiếp trong cách tính lương hưu hàng tháng, do đó, dự kiến, khi bỏ lương cơ sở từ 1.7.2024, cách tính lương hưu nêu trên có thể sẽ không thay đổi cho đến khi có quy định mới.

Tuy nhiên, mức lương hưu thấp nhất theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 là bằng mức lương cơ sở. Vì vậy, khi lương cơ sở bị bãi bỏ, có thể sẽ có hướng dẫn mới đối với quy định về mức lương hưu thấp nhất.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn