MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Mất hơn 20 triệu đồng vì sập bẫy vay tiền qua ứng dụng giả mạo

LƯƠNG HẠNH LDO | 25/02/2023 08:31
Tìm đến các ứng dụng cho vay trên mạng xã hội, anh K không vay được số tiền mình mong muốn mà lại chuyển  21,6 triệu đồng anh dành dụm vào tài khoản của kẻ lừa đảo.

Là nạn nhân của một vụ lừa đảo cách đây vài ngày, Đ.Q.K (SN 1994, Thiệu Hóa, Thanh Hóa) chưa thôi bàng hoàng vì bị lừa mất số tiền ít ỏi để dành mua xe máy.

Có ý định đổi xe, anh K còn thiếu khoảng vài chục triệu đồng nên tìm cách vay tiền trên các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Tiktok... 

Dạo một vòng quanh mạng xã hội facebook, Anh K tìm được một địa chỉ cho vay tiền mạo danh Công ty Tài chính Bưu điện PTF Việt Nam. Sau đó, đối tượng tự xưng là nhân viên của địa chỉ cho vay này kết bạn Zalo với anh K để tư vấn về thủ tục và thông tin các khoản vay.

Đối tượng đồng ý gửi khoản cho vay qua một ứng dụng có tên miền "shb8-vay.com". Tuy nhiên, chưa nhận được một đồng tiền từ khoản vay nào, anh K đã chuyển cho đối tượng này số tiền 21,6 triệu đồng.

Anh K đã bị các đối tượng lừa đảo dẫn dụ chuyển tiền. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

“Chúng nói với tôi là khoản vay của tôi đã được phê duyệt và có tiền cho vay. Tuy nhiên, chúng cho hay là app cho vay đang bị lỗi. Tôi phải gửi tiền vào một tài khoản cá nhân có tên "NGUYEN THI ANH TRUC" để chỉnh sửa app. Lần 1, tôi gửi vào tài khoản đó 4 triệu đồng” – anh K nhớ lại.

Chưa dừng lại, đối tượng này tiếp tục dẫn dụ anh K chuyển tiền lần 2 bằng lý do cần có bảo hiểm cho khoản vay là 8,8 triệu đồng.

“Đúng là tôi chưa tiếp xúc, va chạm với hình thức cho vay này nên tôi mới dễ bị lừa gạt bằng phương thức như vậy. Chúng nói với tôi “anh cứ chuyển đầy đủ các loại phí, chúng em sẽ sớm hoàn lại tiền cho anh”- anh K nói.

Thêm lần thứ 3 mắc bẫy, anh K tiếp tục chuyển cho đối tượng lừa đảo 8,8 triệu đồng. Tổng cộng 3 lần anh K chuyển tiền là 21,6 triệu đồng.

Vài ngày chờ đợi, anh K không nhận được bất cứ khoản tiền nào đổ về tài khoản của mình. Số tiền “không cánh mà bay” khiến anh K bất lực và tự trách bản thân dễ tin người. 

Anh K cho hay: “Chúng vẫn dụ tôi chuyển thêm tiền vào tài khoản của chúng. Nhưng sau 3 lần chuyển tiền cho chúng tôi phát hiện chắc chắn mình đã bị lừa nên không chuyển nữa". 

Ngay sau khi xảy ra sự việc, anh K dự định đến cơ quan công an gần nhất để trình báo với hy vọng sớm lấy lại được số tiền đã chuyển cho đối tượng này. 

Công ty Tài chính Bưu điện PTF Việt Nam đã phát cảnh báo các hình thức mạo danh PTF lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cụ thể, công ty này cho biết đã nhận được nhiều phản ánh về hành vi lừa đảo của các tối tượng lừa đảo. 

Đối tượng đã giả mạo lãnh đạo cấp cao PTF ban hành công văn giả. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Theo đó, công ty này cho hay đối tượng đã sử dụng 4 hình thức lừa đảo như: Lập website và app giả dạng PTF; Giả mạo lãnh đạo cấp cao PTF ban hành công văn giả; giả danh thông báo hồ sơ vay tại PTF đã bị hủy lôi kéo khách hàng vay tại công ty tài chính khác; giả danh cán bộ nhân viên thẩm định phê duyệt xin hoa hồng. 

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn