MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Nâng ngạch công chức được quy định như thế nào?

Bảo Hân (T/H) LDO | 13/07/2022 06:42

Bạn đọc Nguyễn Thị Hoa (Hoà Bình) hỏi: Ngạch công chức là gì và việc bổ nhiệm vào ngạch công chức, nâng ngạch công chức được quy định như thế nào? 

Khoản 4 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về ngạch công chức như sau:

4. Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.

Điều 42 Luật Cán bộ, công chức 2008 (được bổ sung bởikhoản 7 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định về ngạch công chức và việc bổ nhiệm vào ngạch công chức như sau:

1. Ngạch công chức bao gồm:

a) Chuyên viên cao cấp và tương đương;

b) Chuyên viên chính và tương đương;

c) Chuyên viên và tương đương;

d) Cán sự và tương đương;

đ) Nhân viên.

e) Ngạch khác theo quy định của Chính phủ

2. Việc bổ nhiệm vào ngạch phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Người được bổ nhiệm có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch;

b) Việc bổ nhiệm vào ngạch phải đúng thẩm quyền và bảo đảm cơ cấu công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.    

3. Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Người được tuyển dụng đã hoàn thành chế độ tập sự;

b) Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch;

c) Công chức chuyển sang ngạch tương đương.

Như vậy, việc bổ nhiệm vào ngạch công chức phải bảo đảm được các điều kiện như người được bổ nhiệm có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch; việc bổ nhiệm vào ngạch phải đúng thẩm quyền và bảo đảm cơ cấu công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.  

Tuy nhiên, việc bổ nhiệm vào ngạch công chức chỉ được thực hiện trong các trường hợp như: Người được tuyển dụng đã hoàn thành chế độ tập sự; công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch; công chức chuyển sang ngạch tương đương.

Điều 44 Luật Cán bộ, công chức 2008 (được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định về việc nâng ngạch công chức như sau:

1. Việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và được thực hiện thông qua thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch.

2. Công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch cao hơn thì được đăng ký dự thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch.

3. Việc thi nâng ngạch, xét nâng ngạch phải bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.

4. Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch được bổ nhiệm vào ngạch công chức cao hơn và được xem xét bố trí vào vị trí việc làm tương ứng.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn