MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Sáng 7.3.2020, giá rau xanh, thực phẩm tại các chợ dân sinh vẫn bình ổn, không khan hàng gây sốt giá. Ảnh: Kh.V

Người dân bình tĩnh trước dịch COVID-19 và hoang tin

Khánh Vũ LDO | 07/03/2020 16:54

Trong khi một số ít người dân tỏ ra lo lắng vì đọc quá nhiều và tin tưởng thông tin chưa được kiểm chứng trên mạng xã hội, thì đại đa số tỏ ra bình tĩnh, chọn lọc thông tin để có cách ứng xử phù hợp, hỗ trợ chính quyền và ngành y tế ứng phó với dịch bệnh do COVID-19 gây nên.

Là nhà báo, được tiếp xúc nhiều với nguồn tin chính thống, không lạ gì với nhưng fake new (tin giả, hoang tin), chị Trần Mỹ Dung đặt câu hỏi thay cho câu trả lời: “Không hiểu mọi người nghĩ gì khi "trốn" dịch bệnh viêm phổi cấp do COVID-19 lại đổ xô đi mua mì tôm, giấy vệ sinh, lương khô. Có phải thiên tai lũ lụt đâu mà sợ không có nước sạch, sợ bị cúp điện không nấu ăn được phải mua đồ ăn liền. Chỉ chừng đó cũng đủ biết người dân chỉ làm theo đám đông, không chọn lọc thông tin và không bình tĩnh để suy nghĩ”.

Chị Nguyễn Linh Chi (Nhà B10 tổ 7 Đồng Xa, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội) cũng bình tĩnh cho biết: “Bệnh nhân thứ 17 không phải là ca đầu tiên nhiễm COVID-19 ở Việt Nam. Các ca dương tính với COVID-19 trước đó đã được chữa khỏi, các bác sĩ, hệ thống y tế dự phòng đã có kinh nghiệm trong vấn đề khống chế dịch, tôi tin tưởng lần này cũng như vậy.

Nhiều người dân bình tĩnh trước thông tin dịch bệnh do COVID-19. Ảnh: Kh.V

Khảo sát nhỏ với nhiều người dân của PV Lao Động chiều 7.3.2020, phần lớn tỏ ra khá bình tĩnh và không đồng tình với cách đổ xô đi mua thực phẩm "theo hội chứng đám đông" gây nên sự xáo trộn không cần thiết.

"Để giảm bớt số lần đi chợ, hạn chế tiếp xúc, có thể mỗi lần đi chợ tôi mua nhiều hơn 1 chút, nhưng không nhất thiết phải ùn ùn chở hàng về tích trữ trong gia đình. Sự bình tĩnh của cha mẹ lúc này là hết sức cần thiết để các con có thể bình tĩnh, tự tin, cư xử đúng mực" - bà Nguyễn Mỹ Trang (khu tập thể Quân Đội, Cầu Giấy, Hà Nội) nêu ý kiến.

Khẩu trang vải bán nhiều tại các chợ, không tăng giá. Ảnh: Kh.V

Nhiều người dân cũng tin tưởng, hàng hóa sẽ đầy đủ phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. “Cách đây 1 tháng, Bộ Công Thương cũng đưa ra thông tin, trong trường hợp dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, sẽ có hình thức cung cấp hàng online cho người tiêu dùng, người dân không cần phải mua đồ về tích trữ trong nhà. Tôi tin nhà nước không để thiếu hụt hàng hóa” chị Nguyễn Lan Chi (phố Phạm Thận Duật, Hà Nội) cho biết.

Thực phẩm dồi dào trong siêu thị. Ảnh: Kh.V

“Không một mặt hàng nào khan hiếm, chúng ta thừa năng lực sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Cho đến thời điểm này, tôi đọc báo thấy  trong tháng 2.2020 đàn bò cả nước tăng 2,4% so với cùng thời điểm năm trước; có 32 địa phương có 100% số xã dịch tả lợn châu Phi đã qua 30 ngày và 25 địa phương có trên 85% số xã đã qua 30 ngày; cả nước không còn dịch lợn tai xanh... Như vậy là thực phẩm, nông sản đủ đáp ứng tiêu dùng, không lo khan hàng, sốt giá” – ông Nguyễn Thanh Tùng – Trường ĐH Công nghiệp lạc quan nói.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn