MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Ảnh minh họa Nam Dương.

Người lao động nghỉ dưỡng thai có được hưởng chế độ?

ANH THƯ LDO | 14/11/2020 13:00

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông tin về trường hợp người lao động có chỉ định bác sĩ phải nghỉ dưỡng thai đến khi sinh được hưởng những chế độ hay không.

Một bạn đọc cho biết đã đóng Bảo hiểm xã hội dưới 15 năm. Hiện người này đã làm thụ tinh nhân tạo và đang có thai. Bác sĩ có chỉ định nghỉ dưỡng thai đến khi sinh. Vậy, người này có được nghỉ dưỡng thai hay không?

Bên cạnh đó, khi độc giả này sinh con có được hưởng chế độ thai sản hay không và hồ sơ cần có giấy tờ gì?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì người lao động được nghỉ hưởng các chế độ thai sản khi: khám thai; sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; sinh con; nhận nuôi con nuôi; thực hiện các biện pháp tránh thai; mang thai hộ.

Như vậy, Luật Bảo hiểm xã hội không quy định về việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian người lao động nghỉ dưỡng thai.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội thì lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con để được hưởng chế độ thai sản khi sinh con.

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội bao gồm:

Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc..

Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập (đối với trường hợp đang tham gia Bảo hiểm xã hội).

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn