MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Cảnh sát giao thông ở Hà Nội kiểm tra nồng độ cồn. Ảnh: Xuyên Đông

Ngưỡng vi phạm nồng độ cồn bao nhiêu thì cũng không khuyến khích rượu bia

Xuyên Đông LDO | 01/12/2023 19:29

Quy định ngưỡng vi phạm nồng độ cồn trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ thời gian qua có nhiều tranh luận.

Chia sẻ với Lao Động về quy định ngưỡng nồng độ cồn trong luật, Luật sư Nguyễn Thu Trang, Văn phòng Luật sư Hưng Đạo Thăng Long cho biết, về mặt lý thuyết một trong những nguồn để xây dựng pháp luật đó là tập quán pháp.

Điều này có thể hiểu, những tập quán phù hợp, tiến bộ sẽ được nhà nước giữ lại đưa, nâng lên thành quy định của pháp luật. Ngược lại những tập quán lạc hậu, cản trở sự tiến bộ sẽ bị loại bỏ.

“Uống rượu, bia không phải là một tập quán xấu. Nhưng ép rượu bia, uống quá đà, không làm chủ được bản thân là những tập quán lạc hậu, cản trở sự tiến bộ. Do đó cần có các quy định pháp luật loại bỏ tình trạng này, thậm chí pháp luật cần thêm các chế tài mạnh tay ngăn chặn các hành vi nguy hiểm ”, Luật sư Nguyễn Thu Trang bày tỏ

Trên cơ sở tập quán pháp, luật sư Nguyễn Thu Trang cho rằng, các quy định của pháp luật nhằm hướng tới loại bỏ các tập quán xấu trong uống rượu bia mà không phải cấm hoàn toàn tập quán này trong xã hội.

Hơn nữa, ngưỡng nồng độ cồn không chỉ đến từ việc uống rượu bia. Trên thực tế các nguồn khác như ăn hoa quả, đánh răng… có thể có nồng độ cồn.

Trong khi đó, bạn đọc Sơn Thanh chia sẻ: "Tôi không uống rượu nhưng vì có lần người thân xịt cồn (chai cồn xịt thời COVID) diệt khuẩn trên xe mà máy đo báo có cồn, chỉ khi bước xuống, ra khỏi xe thì mới chấm dứt tranh cãi khi đo lại".

Bạn đọc Hữu Khánh Phạm cho rằng, quy định nồng độ cồn trong máu bằng 0 là phi thực tế. Bởi một số thực phẩm khi ăn vào cũng sinh một lượng cồn nhất định.

“Tôi hoàn toàn phản đối việc uống rượu bia khi lái xe, nhưng không tán thành quy định mức độ cồn tuyệt đối mức 0”, bạn đọc Khánh Phạm chia sẻ.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn