MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Khi thực hiện kê khai tài sản, thu nhập, cán bộ, công chức phải kê khai một cách trung thực về tài sản, thu nhập cũng như giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn.

Những cán bộ, công chức nào phải kê khai tài sản?

LƯƠNG HẠNH LDO | 20/11/2022 19:30

Căn cứ Điều 36 Luật Phòng chống tham nhũng, hiện nay có 3 hình thức công chức kê khai tài sản là kê khai lần đầu, kê khai bổ sung và kê khai hằng năm.

Theo đó, mỗi hình thức kê khai lại áp dụng với đối tượng cán bộ, công chức nói riêng. 

Kê khai lần đầu: Những người đang giữ vị trí công tác hoặc lần đầu giữ vị trí công tác gồm: Cán bộ, công chức; Sĩ quan Công an và Quân đội, quân nhân chuyên nghiệp; Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập…

Kê khai bổ sung: Người có nghĩa vụ kê khai có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên;

Kê khai hằng năm: Người giữ chức vụ từ Giám đốc Sở trở lên; người công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác không phải giữ chức vụ từ Giám đốc Sở trở lên.

Lưu ý: Khoản 3 Điều 15 Nghị định 130/NĐ-CP quy định, cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập tổ chức lựa chọn ngẫu nhiên người được xác minh. Như vậy, trong các đối tượng phải kê khai hằng năm, sẽ có cán bộ, công chức được lựa chọn ngẫu nhiên để xác minh việc kê khai.

Không chỉ phải kê khai tài sản, thu nhập của mình mà Khoản 1 Điều 33 Luật Phòng, chống tham nhũng còn yêu cầu các đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập và biến động về tài sản, thu nhập ở trên phải kê khai của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn