MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Những hình thức bạo lực với giáo viên nhìn từ vụ cô giáo bị ném dép

Quế Chi (theo Study.com) LDO | 07/12/2023 16:24

Vụ việc cô giáo bị ném dép, lăng mạ tại Tuyên Quang đang gây bất bình, phẫn nộ trong dư luận. Từ trước đến nay, khi nói về bạo lực học đường, nhiều người thường nghĩ ngay đến giữa học sinh - học sinh, hoặc giáo viên đối với học sinh mà quên rằng, nhiều khi giáo viên cũng là nạn nhân của bạo lực học đường với nhiều hình thức khác nhau.

Cô giáo ở trường THCS Văn Phú (Tuyên Quang) bị nhóm học sinh chửi bới, lăng mạ vẫn chưa hết bàng hoàng. Ảnh: Lam Thanh

Theo trang Study.com, có nhiều hình thức bạo lực đối với giáo viên tại nơi làm việc. Có thể kể ra những hình thức như: Quấy rối bằng lời nói; quấy rối thể chất; ăn cắp hoặc phá hoại vật dụng, tài sản của giáo viên và nhà trường…

Những hình thức bạo lực với giáo viên trên có thể có ảnh hưởng rất lâu dài tới các nạn nhân; có thể khiến thay đổi mối quan hệ của giáo viên đối với học sinh, cộng đồng và thái độ của họ đối với nghề nghiệp.

Quấy rối bằng lời nói

Đây là hình thức bạo lực phổ biến nhất mà học sinh, phụ huynh sử dụng đối với giáo viên. Nhiều học sinh dùng lời lẽ không hay đối với giáo viên mà không cần nghĩ về điều đó. Ngôn từ bạo lực có sức hủy hoại rất lớn và nhiều khi sẽ leo thang thành bạo lực thể chất.

Học sinh, thậm chí cả phụ huynh, thường to tiếng với giáo viên, quấy rối, thậm chí đe doạ giáo viên. Nhiều học sinh nghĩ rằng, miễn là không “động tay, động chân” đến giáo viên thì sẽ không gây hại gì. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng, quấy rối bằng lời nói để lại hậu quả rất lâu dài.

Quấy rối bằng lời nói ảnh hưởng đến khả năng của giáo viên hoàn thành công việc của mình. Họ có thể cảm thấy bị đe doạ, chán nản tại nơi làm việc. Giáo viên có thể thu mình lại, tự cô lập mình để tránh bị quấy rối ở mức độ cao hơn. Ngoài ra, bạo lực ngôn từ đối với giáo viên còn khiến giáo viên bị mất uy trước các học sinh khác, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng quản lý lớp.

Quấy rối về thể chất

Dù không phổ biến như quấy rối bằng lời nói, nhưng có thể gây ra những đe doạ đến tính mạng của giáo viên. Bạo lực thể chất bao gồm mọi hình thức bạo lực liên quan đến tiếp xúc thể chất và ngay cả việc theo dõi, bám theo giáo viên. Học sinh hoặc phụ huynh có thể tấn công giáo viên bằng cách ném các vật dụng vào người giáo viên; đình học; đụng chạm hoặc bám theo giáo viên.

Trộm đồ của giáo viên hoặc trường học

Trộm đồ của trường học hoặc đồ cá nhân của giáo viên cũng là một hình thức khác của bạo lực đối với giáo viên. Học sinh làm điều này để thể hiện sự không tôn trọng đối với giáo viên Điều này khiến giáo viên rơi vào cảnh khó khăn khi giảng dạy.

Phá hoại đồ của trường học hay tài sản cá nhân của giáo viên

Đây là hình thức tương đương với việc trộm cắp đồ, mặc dù nó có thể coi là hình thức “dằn mặt” hơn. Phá hoại tài sản có thể cho phép học sinh “tuyên bố” trực tiếp về sự không hài lòng, không tôn trọng mà không cần nói một lời nào. Hình thức bạo lực này để lại hậu quả lớn đối với giáo viên cả về cảm xúc, thể xác và tài chính.

Vậy giáo viên có thể làm gì?

Khi là nạn nhân của bạo lực từ phía học sinh, giáo viên có thể báo cáo về sự việc đến hiệu trưởng và công đoàn ngành Giáo dục; chuẩn bị một báo cáo chi tiết về vụ việc.

Những bước này có thể đảm bảo giáo viên được hỗ trợ cần thiết khi phản ứng lại những vụ việc bạo lực trên nhắm vào mình.

Giáo viên nên phản ứng lại một vụ việc bạo lực của học sinh bằng giọng nói điềm tĩnh nhưng mạnh mẽ, nhắc học sinh rằng bạo lực là không chấp nhận được...

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn