MỚI NHẤT
CƠ QUAN CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Những kỹ năng để phòng chống bắt cóc trẻ em

Trang Anh LDO | 23/08/2020 13:30

Vụ việc bé trai 2 tuổi bị bắt cóc ở Bắc Ninh như một hồi chuông cảnh tỉnh các bậc phụ huynh cần phải cẩn trọng hơn khi trông nom con trẻ. Tuy nhiên, điều cần thiết vẫn là dạy trẻ những kỹ năng phòng bị khỏi nguy cơ bị bắt cóc.

Những trường hợp trẻ bị bắt cóc đa số đều có chung một đặc điểm là trẻ tách riêng khỏi người thân để chơi. Đôi khi nguyên nhân do người lớn sao nhãng, không để ý đến trẻ. 

Chính vì vậy, kỹ năng đầu tiên mà phụ huynh nên dạy con là không nên tách riêng ra để đi chơi, ngoài tầm kiểm soát của cha mẹ.

Bên cạnh đó, trẻ cũng cần được dạy, không đến gần, tiếp xúc và nghe theo lời người lạ, dù họ có biết tên tuổi và những thông tin của trẻ và gia đình trẻ đồng thời, phải kiên quyết từ chối trước những dụ dỗ bằng lời nói hay hiện vật của người lạ.

Điều trẻ cần làm là luôn bám sát và tập trung vào người thân hoặc cô giáo của mình. Khi có người lạ đến hỏi chuyện phải chạy lại nhờ người thân hoặc giáo viên nhờ giúp đỡ, tiếp chuyện. 

Tuy nhiên, các phụ huynh cũng lưu ý, dạy cho trẻ biết trao đổi, chia sẻ trước những chuyện đã xảy ra. Ví như trẻ cần cho cha mẹ biết bản thân đã có tiếp xúc với người lạ ra sao. Từ đó sẽ giúp nâng cao cảnh giác và trang bị thêm các kỹ năng phòng bị khác.

Trong trường hợp trẻ bị bắt cóc, trẻ cần phải biết những kỹ năng như: 

- Hét, gào khóc thật to để gây sự chú ý và tìm kiếm sự cầu cứu: Những cụm từ mà trẻ nên hét lên là "bắt cóc", "cháy nhà", "cứu cháu với"... Tiếng hét không chỉ giúp gây chú ý mà còn là động lực để thúc đẩy trẻ vùng vẫy mạnh hơn thoát khỏi tay kẻ bắt cóc.

- Ngay lập tức trẻ hãy cắn, đá, cào, cấu vào kẻ bắt cóc rồi vùng mạnh và bỏ chạy.

- Trẻ phải được dạy ghi nhớ số điện thoại của bố mẹ và địa chỉ nhà, cũng như cách xử lý khi có cơ hội thoát khỏi kẻ bắt cóc.

Tin mới nhất

Gợi ý dành cho bạn